Các cặp vợ chồng nên đọc câu chuyện này

Đó là câu chuyện đáng yêu nên bạn hãy đọc nó thật cẩn thận. Và đó cũng là bài học cuộc sống mà chúng ta không nên bỏ qua.

Monica mới vừa cưới Hitesh. Cuối tiệc cưới, mẹ Monica đưa cho cô một cuốn sổ tiết kiệm mới mở với số tiền 1000 đồng Rs.

Mẹ cô nói: “Monica, hãy cầm lấy cuốn sổ tiết kiệm này và dùng nó để ghi lại cuộc sống hôn nhân của con.

Khi có chuyện gì vui và đáng nhớ trong cuộc sống mới này của con, hãy gửi vào đó ít tiền. Ghi lại lý do và cứ tiếp tục như thế.

Càng có nhiều sự kiện đáng nhớ thì con càng có nhiều tiền trong tài khoản. Mẹ đã gửi khoản tiền đầu tiên cho con hôm nay. Con hãy gửi những khoản khác cùng với Hitesh. Sau vài năm nhìn lại, con có thể biết được mình đã có được bao nhiêu hạnh phúc.”

honnhan

Monica kể lại với Hitesh khi họ về nhà của mình và đôi vợ chồng trẻ nghĩ rằng đó quả là một ý tưởng tuyệt vời và mong chờ cơ hội được gửi khoản tiền thứ hai vào sổ.

Và đây là những gì họ ghi vào cuốn sổ đó sau đó một thời gian:
– Ngày 7/2: 1000 Rs, sinh nhật đầu tiên của Hitesh sau khi cưới
– Ngày 1/3: 1000 Rs, Monica được tăng lương
– Ngày 20/3: 2000 Rs, đi du lịch đảo Bali
– Ngày 15/4: 3000 Rs, Monica có thai
– Ngày 1/6: 2000 Rs, Hitesh được lên chức
– …

Tuy nhiên, sau nhiều năm, họ bắt đầu tranh cãi về những thứ tầm thường vặt vãnh. Họ không nói chuyện với nhau nhiều. Họ thấy hối hận vì cưới phải người khó chịu nhất thế giới… chẳng còn tình yêu nữa. Nghe chừng rất quen, phải không?

Một ngày, Monica nói chuyện với mẹ cô: “Mẹ, bọn con không thể như vậy hoài nữa. Bọn con đồng ý ly hôn. Con không thể tưởng tượng được vì sao con lại quyết định cưới người đán ông này!!!”

Mẹ cô trả lời: “Chắc chắn rồi, con gái, chẳng có vấn đề gì cả. Hãy làm việc mà con muốn nếu con thực sự không thể chịu đựng thêm được nữa. Nhưng trước khi làm vậy, hãy làm việc này trước đã. Con còn nhớ cuốn số tiết kiệm mẹ đưa cho con hôm đám cưới chứ? Hãy rút toàn bộ tiền trong đó và tiêu hết tiền trước đã. Con không nên giữ lại gì từ cuộc hôn nhân tệ hại này đâu.”

Monica nghĩ điều này cũng đúng. Cô đến ngân hàng, ngồi đợi đến lượt mình giao dịch tất toán sổ tiết kiệm.

Trong khi đợi, cô xem qua những ghi chú trong cuốn sổ. Cô xem từng dòng ghi chú về những khoản tiền vợ chồng cô từng gửi vào. Ký ức về tất cả những niềm vui và hạnh phúc bỗng chốc ùa về trong tâm trí. Và nước mắt dâng lên trong mắt cô.

Cô rời ngân hàng và về nhà. Khi về đến nhà, cô đưa cuốn sổ cho Hitesh, và bảo anh hãy tiêu hết số tiền trước khi họ ly dị.

Ngày hôm sau, Hitesh đưa lại cho Monica cuốn sổ tiết kiệm. Cô nhận thấy một khoản tiền 5000 Rs mới được gửi thêm vào với dòng ghi chú: “Đây là ngày anh nhận ra rằng anh yêu em nhiều thế nào sau những năm qua. Em đã mang đến bao nhiêu là hạnh phúc cho anh.”

Họ ôm nhau và khóc, đặt lại cuốn sổ tiết kiệm vào nơi cất an toàn.

Bạn có biết họ đã tiết kiệm được bao nhiêu tiền đến khi về hưu không? Tôi không hỏi điều đó. Tôi tin rằng số tiền đó cũng chẳng quan trọng nữa sau những gì họ đã trải qua trong suốt những năm tháng chung sống hạnh phúc của mình.

“Khi bạn ngã, theo một nghĩa nào đó, đừng chỉ nhìn vào nơi bạn ngã xuống mà hãy nhìn vào nơi bạn bắt đầu trượt chân.

Cuộc đời là để sửa chữa những sai lầm.” Tôi nghĩ rằng điều này có thể áp dụng cho mọi mối quan hệ.

(Sưu tầm)

Câu thần chú hạnh phúc

Tôi lần đầu biết đến sức mạnh của câu nói “Chuyện gì rồi cũng sẽ qua thôi” khi vác bụng bầu quá ngày sinh đi hỏi về kinh nghiệm vượt cạn.

Nhiều bà mẹ trẻ kể cho tôi nghe về những cơn đau dai dẳng không tài nào chịu đựng nổi và khiến tôi thật sự sợ hãi. Chỉ duy nhất một chị ân cần nói với tôi rằng: “Không có gì phải lo lắng cả em gái ạ. Trong lúc ấy, em chỉ cần tự nhủ với lòng mình rằng “Chuyện gì rồi cũng sẽ qua thôi” và cố gắng hết sức để đợi kết quả tốt đẹp cuối cùng”.

03 Sep 2013 --- Drops of water on woman's hands --- Image by © Claudia Rehm/Westend61/Corbis

Và trong hơn 12 tiếng đồng hồ quằn quại với những cơn đau tưởng như có ai cầm lấy ruột mình mà thắt ngược thắt xuôi, giữa muôn tiếng kêu la trời ơi đất hỡi của ba, bốn bà mẹ cùng phòng khác, tôi thấy câu nói này có tác dụng rõ rệt. Nhờ nó, mà tôi luôn cố gắng mím chặt môi mình, tay nắm chắc thành giường, nhắm nghiền mắt chịu đựng để dồn sức cho giây phút được nghe tiếng khóc chào đời của con. Đúng là chuyện gì rồi cũng sẽ qua, đau đớn đến mấy rồi cũng sẽ qua đi. Tôi vượt cạn thành công và đón quả ngọt từ những nỗ lực của mình, là một em bé khỏe mạnh nặng 3,7 kg.

Sau này, tôi đem câu thần chú ấy ứng dụng nhiều hơn trong cuộc sống, vào những khi quanh tôi bao khó khăn chồng chất mà không có một ai để bấu víu. Như thời kỳ chồng đi công tác xa nhà ngay khi tôi vừa có thai đứa thứ hai, phải vất vả một mình đêm đêm thức dỗ cô con gái chưa đầy 18 tháng tuổi khóc nấc vì sốt, đợi con ngủ lại một mình dậy thay ga giường, xử lý nhanh gọn “thành phẩm” mỗi trận nôn trớ của con. Tôi luôn tự nhủ với mình, rằng giai đoạn mệt nhọc này rồi cũng sẽ qua đi. Và quả thực là vậy, tôi nay đang được tận hưởng thành quả từ những cố gắng của mình, là sự thảnh thơi, ngồi mỉm cười nhìn lại những ngày tháng vất vả đã qua.

Nhớ có lần, cô bạn gái đem nỗi đau quằn quại khi bị tình phụ chia sẻ với tôi. Nghe kể, cô ấy vì một gã Sở Khanh mà tan nát cả cõi lòng, mâu thuẫn giữa vừa hận vừa yêu, giữa cố quên mà lại vô tình nhớ quay quắt đến nỗi khóc ròng nhiều đêm. Nên mặc dù đã chia tay, nhưng nhiều khi cô vẫn muốn nuông chiều bản thân, để được nhắn tin, được gặp gỡ và được kẻ ấy ôm hôn vỗ về. Bởi cô không thể chịu đựng nổi khát khao yêu thương đang gào thét trong tâm can. Nhưng chỉ cần xõa ra như vậy, là tôi biết, cô bạn tôi sẽ lại rơi vào vòng xoáy của những bất hạnh, khổ đau.

Nên tôi đã đưa câu nói “Chuyện gì rồi cũng sẽ qua thôi” để khuyên nhủ cô, nhắc rằng bất cứ chuyện gì, kể cả nỗi đau mà cô đang phải chịu đựng rồi cũng sẽ lắng lại. Tôi muốn bạn tôi bình tâm, đừng hành động bốc đồng, dại dột mà nên im lặng cố gắng vượt qua dù sóng trong lòng có dữ dội đến bao nhiêu đi nữa. Chắc chắn đến một ngày, cô sẽ thấy bình thản khi nhìn lại nỗi đau của ngày hôm nay, tự lúc nào nó đã qua đi, đã ngủ quên ở góc nào đó trong tâm hồn.

May thay, cô bạn ấy đã nghe lời tôi, cố gắng kiềm chế cảm xúc của mình để làm chủ được tương lai. Cô nay đã hạnh phúc với một gia đình nhỏ, bên cạnh một người chồng hết mực yêu thương, trân trọng cô. Và nét mặt cô đã rất tự nhiên, thoải mái khi cùng tôi nhắc lại nỗi đau của ngày xưa.

Có thể với nhiều người, những khó khăn kể trên của tôi và bạn tôi sẽ không là gì cả. Nhưng rõ ràng, chúng tôi vẫn được quyền coi mình là những người hùng khi đã đón nhận và vượt qua chúng bằng một thái độ lạc quan, tin rằng ánh sáng luôn nằm ở cuối con đường nỗ lực của mình.

Và bởi chuyện gì rồi cũng sẽ qua thôi, nên đừng quá bi quan vào hiện tại nếu như bạn đang gặp bất hạnh. Hãy nhớ rằng, rất nhanh thôi, tất cả mọi chuyện của ngày hôm nay sẽ trở thành dĩ vãng của ngày mai. Chỉ cần bạn mạnh mẽ vượt qua khó khăn, kết quả tốt đẹp sẽ đợi chờ bạn ở tương lai.

(Sưu tầm)

Im lặng là vàng

Một lời nói không đúng lúc cũng có thể châm ngòi cho cả cuộc chiến tranh. Nắm bắt được nghệ thuật giữ im lặng tức là chị em đã có trong tay bí quyết gìn giữ hạnh phúc gia đình.

 (Hình minh họa)

Biết giữ bí mật

Được chồng chia sẽ những tâm sự thầm kín là niềm hạnh phúc của người phụ nữ. Nhưng nhiều trường hợp, những chuyện mà các đức lang quân vừa cùng vợ tâm sự chẳng bao lâu sau đã thành đề tài bàn luận từ trong nhà ra ngoài ngõ.

Chính vì cái tật không biết giữ mồm mà nhiều phụ nữ đã khiến chồng mất dần lòng tin, không còn thiết chia sẻ. Nếu chẳng muốn giữa hai người có quá nhiều bí mật ngăn cách, chị em hãy biết “cất kỹ” những bí mật của chồng.

 

Không gặng hỏi về quá khứ

Một người vợ thông minh là người biết nắm giữ những gì mình đang có chứ không phải cố truy hỏi những chuyện đã qua. Họ biết rằng nếu muốn, đàn ông sẽ tự nói ra, bằng không mọi câu trả lời sẽ đều có sai số.

Không ép chàng nói lời yêu

Một đấng mày râu tâm sự: “Hồi mới cưới, vợ  thường xuyên hỏi tôi có yêu cô ấy nhiều không, lúc đó tôi luôn cố gắng dùng những lời có cánh để đáp lại. Nhưng quá nhiều lần như vậy tôi cũng cảm thấy mệt mỏi và dần dần chỉ trả lời giống như một nghĩa vụ”.

Nhiều phụ nữ coi những lời thề non hẹn biển như một sự bảo đảm cho tình yêu, nhưng đa phần đàn ông lại muốn dùng những hành động thực tế để thể hiện tình cảm của mình. Thay vì ngày ngày truy hỏi “anh có yêu em không” và nghe câu trả lời đã được lập trình, bạn hãy học cách dùng trái tim để cảm nhận.

 

Đừng làm chàng mất hứng

Sinh nhật năm đó, tình cờ tôi đã biết trước kế hoạch muốn làm tôi ngạc nhiên của anh, song tôi vẫn vờ như không hay biết. Buổi sáng hôm ấy, khi đi làm anh dặn tôi: “Tối anh phải tăng ca nên đừng chờ cơm anh”. Tôi làm ra vẻ hết sức thất vọng và nhìn thấy nụ cười đang cố nén trên môi anh. Lúc đó, tôi chợt nhận ra biết giữ im lặng cũng làm nên hạnh phúc.

Buổi chiều, vẫn chưa đến giờ tan sở, anh đã xuất hiện trước cửa nhà với chiếc bánh ga tô lớn. Nhìn thấy vẻ ngạc nhiên đầy hạnh phúc của tôi, anh không giấu nổi nụ cười đắc thắng. Tôi cũng cười lớn, nhưng lí do vì sao tôi cười thì sẽ là bí mật anh không bao giờ biết.

Không nói ly hôn

Một đôi vợ chồng trẻ, khi mới kết hôn, hễ có chuyện không vừa ý là người vợ đòi ly hôn. Mỗi lần như vậy anh chồng đều xuống nước nhận lỗi.

Càng ngày người vợ càng lạm dụng “quyền năng” của hai chữ ly hôn này. Không lâu sau, trong một lần cãi vã khi người vợ nhắc đến việc ly hôn, anh chồng đáp: “Em viết đơn đi, anh sẽ ký”. Người vợ chết lặng.

Đừng nên xem nhẹ hai chữ này bởi nó không những có khả năng làm tổn thương tình cảm vợ chồng mà còn khiến con trẻ cũng rơi vào trạng thái bất an. Hơn nữa những lúc tức giận người ta thường thiếu sáng suốt và dễ có những quyết định sai lầm. Vì vậy, chớ để lời nói này đổ thêm dầu vào lửa.

 Nguồn: http://dantri.com.vn

 

 

 

Hòa giải Vợ – Chồng: cội nguồn hạnh phúc gia đình

Nếu như cả hai không giữ được giới nhẫn Đức Phật dạy thì cho dù việc nhỏ mà không nhường nhịn nhau cũng dẫn đến tranh cãi, ai cũng muốn người khác làm theo ý mình thì sẽ dễ xảy ra đổ vỡ. Chúng ta làm cho bạn đời tức giận thì bản thân mình cũng không tránh khỏi bực bội, đây là hành động hại mình, hại người. Muốn cho tình cảm gia đình hạnh phúc mặn nồng thì người phụ nữ thật sực chiếm một vị trí rất quan trọng.

 

Xã hội ngày nay nam nữ bình đẳng, người nữ tuyệt đối không còn lệ thuộc vào người nam, người nam cũng không làm nô lệ cho người nữ. Tổ chức trong gia đình là cả hai cùng phân chia công việc để làm. Vợ chồng ngày nay tìm hiểu yêu nhau rồi mới kết hôn. Khi yêu, cả hai người thường biểu lộ những đức tính tốt đẹp, lại khéo che giấu những khuyết điểm của mình để làm hài lòng người yêu; cho nên, sau khi họ kết hôn, bản tính xấu lộ ra dẫn đến hậu quả không tốt.

Khi hai người quyết định tìm đến hôn nhân, họ cho rằng danh phận của hai người đã được xác định, mối quan hệ vợ chồng đã bị ràng buộc rõ ràng. Vì thế, nếu trước đây cả hai đều cố gắng che đậy những thói hư tật xấu của mình để lấy lòng người yêu thì nay đã thay đổi, nên họ thể hiện hành động tùy tiện bất cứ lúc nào, vì họ cho rằng đã là vợ chồng thì không cần khách sáo, nếu giữ khách sáo là giả tạo bề ngoài. Nhưng mọi người không hiểu giữa vợ chồng điều cần nhất là biết tôn trong nhau như tôn trọng khách, theo ý nghĩa câu “tương kính như tân”. Nếu như một trong hai người bạn đời không hiểu được sự quan tâm của người kia mà cứ hờn trách gây ra phiền phức, không khen tánh khiêm tốn tốt đẹp của bạn đời mà chê họ thấp kém, đã không biết tôn trọng lại còn mưu tính khuất phục đối phương phải phục tùng mình. Sống chung lâu ngà, cả hai đều bộc lộ hết những thói hư tật xấu, kết quả sinh ra nhàm chán, họ cảm thấy người bạn đời thật đáng ghét. Đúng như trong kinh Vô Lượng Thọ, Đức Phật dạy:”Nhìn vợ thật là đáng ghét”. Kinh Ngọc Da Nữ, cũng nói:”Thấy chồng là không thích”. Hai bên chán ghét không thích nhau, do đó tình cảm dần dần rạn nứt, đến nỗi gây ra bi kịch bất hạnh.

Vậy thì vợ chồng làm thế nào để có thể giữ được hạnh phúc suốt đời? Nhất định phải làm theo lời Phật và Bồ-tát dạy. Căn cứ theo những điều Phật và Bồ-tát dạy, có hai điểm cần chú ý để chúng ta sửa đổi cho tốt đẹp:

  1. Nói lời dịu dàng, nét mặt tươi vui.

  2. Nhẫn nại.

     

(Hình minh họa)

 

Đức Phật dạy:”Người nói lời dịu dàng, nét mặt tươi vui sẽ không gây bất hòa”. Đây là yếu tố quan trọng trong đời sống tinh thần của vợ chồng. Nếu như vợ chồng luôn nói lời dịu dàng, nét mặt thường tươi vui thì tình cảm có xảy ra rạn nứt không? Sự cảm thông là điều rất quan trọng trong đời sống vợ chồng. Nếu như cả hai không có sự cảm thông mà luôn chỉ trích, phê bình lẫn nhau, sắc mặt luôn hiện vẻ giận dữ, thì đó là viên đá ngầm làm rạn nứt tình cảm. Người Thiên Thai có câu ngạn ngữ:”Tai thích nghe lời hay”. Phê bình sẽ gây ác cảm cho đối phương, họ nghĩ rằng chúng ta xem thường, cười chê họ; do đó mà họ mỉa mai lại, hoắc tức quá hóa giận. Khi cả hai đều nổi giận, chẳng phải tự chuốc khổ đó sao? Nếu như bạn đời có sai lầm, khi chúng ta góp ý với họ phải tế nhị đừng nói thẳng, nên nhẹ nhàng trao đổi với nhau, đưa ra ý kiến thì họ mới khâm phục. Còn như bạn đời có ưu điểm thì mình phải tán thưởng và khen ngợi một cách chân thành. Trong kinh Hoa Nghiêm, Phật dạy:”Người thường nói lời nhẹ nhàng, dịu dàng, nói lời người nghe thích thú, nói lời hay đi vào lòng người, nói lời tao nhã có phép tắc.” Không được nói:”… lời cộc cằn, lời mỉa mai, cố ý nói làm cho người khác tức giận, lời nói như thiêu đốt trong người, lời nói tự hại mình và người khác”. Khi chúng ta muốn nói điều gì, lúc nào cũng phải suy nghĩ kỹ, điều đáng nói thì nói, điều không đáng nói thì im lặng.

Tu hành là sửa đổi hành vi. Nếu chúng ta quyết tâm tu hành thì điều trước tiên là phải sửa đổi từ lời nói thì mới có thể làm được “nói lời dịu dàng, nét mặt tươi vui”. Đây là bước đầu, vợ chồng sống chung với nhau phải thường hâm nóng tình yêu.

Vợ chồng có lúc do sự thay đổi tâm lý hoặc sinh lý, nên tính tình thay đổi bất thường; hoặc do hoàn cảnh xảy ra những điều không hài lòng nên thể hiện lời nói, hành động sơ suất là chuyện bình thường. Nếu như cả hai không giữ được giới nhẫn Đức Phật dạy thì cho dù việc nhỏ mà không nhường nhịn nhau cũng dẫn đến tranh cãi, ai cũng muốn người khác làm theo ý mình thì sẽ dễ xảy ra đổ vỡ. Chúng ta làm cho bạn đời tức giận thì bản thân mình cũng không tránh khỏi bực bội, đây là hành động hại mình, hại người. Vì sao chúng ta làm việc ngu xuẩn như thế?

Nếu chúng ta muốn nhẫn nại thì phải tu tập. Khi chồng nổi giận cho dù vợ có lý do chính đáng cũng phải tạm thời người chồng, không nên tranh luận; bất đắc dĩ thì tạm lánh ra ngoài, đợi sau khi chồng bình tĩnh rồi, vợ mới dịu dàng nói cho chồng biết vợ nhường nhịn không phải là vì yếu thế khuất phục mà sự thật là muốn cho gia đình yên ổn, đây là nghệ thuật sống trong đời sống vợ chồng giữa cương với nhu.

Người vợ biết sống cảm thông, độ lượng chắc chắn sẽ làm cho chồng cảm động, chân lý “nhu thắng cương” chúng ta ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống thường ngày. Lại nữa, khi gặp đối phương tức giận mắng chửi thì chúng ta nhớ đến lời Bồ-tát Thiên Thân dạy: “Có hai loại phê bác: một là thật; hai là không thật. Nếu đối phương nói đúng sự thật thì chúng ta phải biết hổ thẹn sửa đổi; còn đối phương nói không thật thì việc đó chẳng liên quan gì đến ta, giống như tiếng vang, như con gió thoảng qua, chẳng tổn hại gì; cho nên phải nhẫn”. Chúng ta có thể làm được như thế thì không xảy ra bất hòa. Khi chúng ta thực hành nhẫn có thể làm cho bạn đời giác ngộ, dễ dàng nhận sực cảm hóa của mình, thì nhất định gia đình được sống hạnh phúc an vui.

Đạo vợ chồng là xây dựng từ nền tảng tình yêu mới có sự gắn bó lâu dài. Người vợ phải biết giữ gìn tình cảm vợ chồng, nó có thế lực tiềm ẩn rất lớn. Cho nên muốn cho tình cảm gia đình hạnh phúc mặn nồng thì người phụ nữ thật sực chiếm một vị trí rất quan trọng. Trách nhiệm của người vợ không nhất thiết phải ra ngoài xã hội làm việc. Nếu như người chồng làm thu nhập thấp thì tất nhiên là muốn vợ có việc làm để phụ giúp kinh tế gia đình.

(Hình minh họa)

 

Nhưng điều kiện trước tiên là không trở ngại việc nhà và chăm sóc con cái. Nếu người vợ chỉ chú trọng kiếm tiền mà không quan tâm đến gia đình và chăm sóc con cái thì sẽ lợi bất cập hại. Sống trong hoàn cảnh đầy đủ vật chất, vợ chồng dễ dàng cư xử với nhau. Không may gặp hoàn cảnh khó khăn bị bức bách chuyện cơm, áo, gạo, tiền thì cả hai dễ trách móc với nhau, đặc biệt bản tính người phụ nữ hay than thở, cho nên dễ mắc phải sai lầm về lời nói và hành động, bất cứ lúc nào cũng có thể xảy ra chuyện.

Tất nhiên vợ chồng là phải chia bùi sẻ ngọt, nhưng cũng không được quên lúc cùng nhau chịu đắng cay, phải nhớ lời cổ đức dạy:
“Nếu chẳng một phen sương thấm lạnh
Hoa mai đâu rực sắc hương thơm”.

Cuộc sống càng khó khăn thì chúng ta càng nỗ lực phấn đấu vươn lên làm cho gia đình càng ấm êm hạnh phúc. Vợ chồng từ cảnh cơ hàn phấn đấu làm cho tiền đồ xán lạn thì mới có ý nghĩa.

Có những người vợ tính ngang bướng, tự kiêu tự ngạo, ỷ mình con nhà giàu sang, quyền thế; hoặc có người cho mình xinh đẹp, khi gặp những chuyện trong gia đình có chút không vừa ý thì lớn tiếng la mắng, đánh đập con cái ầm ĩ. Những người vợ như thế là chưa có hoạc qua gia giáo, là không hiểu đạo làm vợ. Người con gái khi về nhà chồng là phải đồng cam chịu khổ.

Tại sao ỷ mình giàu sang, quyền thế mà có thể kiêu mạn? Đức Phật dạy phải khiêm tốn, chúng ta không thể không chú ý. Người phụ nữ nào tự cho mình xinh đẹp thì hãy nhớ lời Đức Phật dạy nàng Ngọc Nữ:”Người nữ không nên tự cho mình xinh đẹp đoan chánh, kẻ không vâng theo chồng thì không đoan chánh, tâm ngay hạnh chánh là người phụ nữ đoan chánh”.
Nếu như gặp chồng không tin theo Phật pháp thì vợ phải khuyên nhủ chồng nghiên cứu Phật pháp, dẫn dắt chồng tin Phật, lại còn khuyến khích chồng học Phật. Người vợ dùng tình yêu chân thành của mình chắc chắn chồng sẽ làm theo; bởi vì, chồng chịu học Phật thì nhất định không có hành vi ngoại tình bên ngoài xã hội.

Còn nếu vợ không tin Phật thì chồng phải khuyên vợ tin theo. Vì khi vợ tin Phật có thể thay đổi tính ganh tỵ, tham, sân trở thành người vợ rộng lượng, dịu dàng, hiền thục. Chúng ta làm được như thế thì gia đình sẽ hạnh phúc vui hòa. Đức Phật dạy người đệ tử nữ:”Người nữ phải thủy chung với chồng, không được ngoại tình, không được xem thường chồng; khi chồng đi xa phải lo toan việc nhà chu đáo, không được thay lòng đổi dạ, bằng lòng với cuộc sống sướng hiện tại, hết dạ chung tình với chồng, giữ trọn đạo làm vợ, không chuộng vất chất”. Người vợ nào làm đúng lời Phật dạy, thật có phúc cho người chồng.

Nguồn: http://hoagiai.vn

 

 

 

Quá trình thuần hóa ‘mèo hoang Jolie’ của Brad Pitt

– Angelina nổi loạn trước khi gặp Brad

– Angelina Jolie đằm thắm từ khi có Brad Pitt

Chỉ cần một đám cưới nữa, “mèo hoang nổi loạn” sẽ ngoan ngoãn trong tổ ấm, bên cạnh người chồng đẹp trai và 6 đứa con thiên thần.

Trước khi Brad Pitt lồng được chiếc nhẫn kim cương trị giá 180 nghìn bảng Anh (6 tỷ đồng) vào tay Angelina Jolie, anh đã song hành bên cô 7 năm và cùng cô nuôi dạy 6 đứa trẻ, trong đó có 3 đứa con nuôi, đến từ các quốc gia khác nhau. Bây giờ thì, phía sau bức tường cao ngất của lâu đài Chateau Miraval trị giá 35 triệu bảng (hơn 1 nghìn tỷ đồng) của họ ở miền Nam nước Pháp, quá trình chuẩn bị cho đám cưới đang diễn ra từng bước một. Phòng khách được trang hoàng; bếp ăn được sửa chữa, nâng cấp. Champagne, thức ăn và hoa đã được đặn sẵn cho một bữa tiệc xa hoa, mà khách mời sẽ chứng kiến Pitt và Jolie trao lời thề nguyện gắn bó suốt đời. Lâu đài, có vườn nho, hồ nước và tường bao quanh này, sẽ kiêm luôn vai trò một thánh đường nhỏ, chứng kiến sự nên duyên của đôi tình nhân được thế giới nói đến nhiều nhất hiện nay.

 

Đôi tình nhân đã bên nhau được 7 năm và vẫn đắm say như thủa ban đầu. Ảnh: People.

Tuy nhiên, đối với Pitt và Jolie – những bậc thầy trong việc đánh lạc hướng dư luận kể từ khi họ phải lòng nhau năm 2005 – thì mọi viễn cảnh chúng ta đồn đoán về đám cưới có thể sẽ không được họ biến thành hiện thực. Người ta cũng còn không chắc chắn về việc có đám cưới diễn ra hay không. Duy có điều này thì đúng – Pitt đã thuần phục được Jolie, thành công đến độ anh không nhất thiết phải chứng minh bằng một hôn lễ.

“Pitt đã làm được điều mà không ai làm được. Anh thuần hóa được ‘con mèo hoang dại nhất’ ở Hollywood và lại còn làm cho ‘nó’ yêu thích cuộc sống gia đình. Pitt không bào mòn các móng vuốt mà biết cách kiểm soát sự nổi loạn bên trong con người Jolie”, một người bạn thân của cặp uyên ương nhận xét.

Jolie vốn là một đứa trẻ dại, từng tàn phá bản thân bằng rượu, ma túy, thậm chí là tình dục đồng giới. Jolie vốn là người vợ không an phận, từng “nhảy” ra khỏi hai cuộc hôn nhân. Jolie vốn là đứa con cứng đầu, sẵn sàng từ bỏ quan hệ cha con với người đã sinh ra mình vì một mâu thuẫn nào đó. Bấy nhiêu đó đủ chứng tỏ, cô không dễ để người ta nhốt mình trong một chiếc lồng chật hẹp.

 

Jolie đẹp rực rỡ và đầy khiêu khích năm 16 tuổi.

 

14 tuổi, Angie đã đưa bạn trai về nhà. “Chúng tôi sống với nhau như vợ chồng. Đến năm 16 tuổi, tôi muốn tự do”, cô kể.

Nữ diễn viên Jenny Shimizu từng là bạn tình của Jolie suốt một thời gian dài. Jolie thú nhận: “Chắc tôi đã cưới Jenny nếu tôi không gặp chồng tôi”. Người chồng đầu tiên đó là tài tử Jonny Lee Miller. Jonny giữ Jolie được 2 năm (1996 – 1998). Sau đó, cô kết hôn với Billy Bob Thornton và cũng chỉ sống với nhau được 3 năm. Ngoài ra, nữ diễn viên còn có những cuộc tình thoáng qua với Mick Jagger, Nicolas Cage…

Thế nhưng, kể từ khi “đánh cắp” được chồng của Jennifer Aniston, Jolie bỗng chốc thay đổi hoàn toàn. Bây giờ, cô sống giữa Hollywood đầy rẫy sự bon chen, nhưng hình ảnh của cô được người ta so sánh với Mẹ Teresa vĩ đại. Phần lớn là nhờ công của Pitt. Tài tử 48 tuổi đã biến người đàn bà 37 tuổi thành một phụ nữ tinh tế, điềm đạm, một mỹ nhân thời trang, một bà mẹ hiền từ, một nhà hoạt động từ thiện và tất nhiên, vẫn là một diễn viên tài năng.

“Pitt rất thông minh. Anh ấy không ép Jolie trở thành một con người khác. Những người chồng trước đã thất bại khi họ làm như vậy. Pitt để Jolie là chính mình rồi mang thêm cho cô ấy sự ổn định, tin cậy cùng những đứa trẻ dễ thương. Anh đã xây nên cả một thế giới để cô tự thay đổi chính mình”, vẫn người bạn thân trên nhận xét trên Express.

 

Bức ảnh chụp năm 2005 khi họ còn chưa công khai tình yêu. Nhưng từ khi gặp Pitt, Jolie đã mơ về ngôi nhà và những đứa trẻ.

 

Trên cánh tay trái của Jolie có hình xăm câu nói nổi tiếng của Tennessee Williams “A prayer for the wild at heart kept in cages” (Lời nguyện cầu cho sự hoang dã của trái tim nằm trong lồng ngực”. Đó là một bằng chứng cho thấy, Jolie đã chịu để Pitt thuần phục. Những người tình cũ mang đến cho Jolie những thứ họ nghĩ cô thèm thuồng: sự mạo hiểm, sự bất ổn kèm theo đó là rượu, ma túy và dao, thậm chí là máu (như ông chồng thứ hai Billy Bob Thornton đã trích máu cho vào lọ để Jolie đeo quanh cổ). Nhưng Pitt mang đến thứ mà nữ diễn viên thực sự thèm muốn và thầm khao khát: một tình yêu đầy niềm tin và sự lãng mạn vô điều kiện. “Tôi luôn mong ước một tình yêu lớn trong đời. Một tình yêu đủ lớn và đầy ắp để tôi không một giây phút nào cảm thấy bị lừa dối, bị coi nhẹ”, Jolie từng nói như thế, trong một cuộc phỏng vấn.

Bằng cách đổi phiên nhau trong việc đóng phim và chăm sóc con, cặp sao cùng xây dựng được sự nghiệp điện ảnh ổn định. Jolie đang là một trong những diễn viên Hollywood được trả thù lao cao nhất. Cô đã có trong tay 30 bộ phim điện ảnh, với những vai diễn khó quên như nhân vật Lara Croft hoặc cô gái đem lại tượng vàng Oscar cho cô trong Girl, Interrupted.

“Pitt ủng hộ công việc của Angie bằng cả trái tim mình. Thành công trong sự nghiệp khiến cô yên tâm hơn về mối quan hệ với anh”, một nguồn tin thân cận với cặp sao chia sẻ.

Pitt lại còn cùng cô cảm nhận niềm vui và ý nghĩa của việc “cho đi” chứ không chỉ là “nhận về”. Cùng nhau, họ đã quyên góp hàng triệu USD cho những người bất hạnh. Và với vai trò đại sứ thiện chí của Liên hợp quốc về người tị nạn, Jolie đã đi khắp thế giới, mang đến tình thương và niềm hy vọng cho những người mà cô cho là “không quê hương, không gia đình và luôn đối diện với nguy cơ bị tàn sát”.

 

Pitt đồng hành và hậu thuẫn Jolie trong hoạt động từ thiện. Ảnh chụp năm 2009, khi Jolie đến Iraq trong một dự án hỗ trợ người dân nơi đây.

 

Nữ diễn viên từng thú nhận: “Tôi đã học được cách trở thành một người có ích. Tôi không ngại tiết lộ rằng mình từng trải qua một thời kỳ tiêu cực. Tôi từng rạch thân thể mình, từng định nhảy ra khỏi máy bay để tìm kiếm điều gì đó mà tôi cũng không biết. Tôi luôn cảm thấy mình bị giam giữ, bị nhốt. Năng lượng trong tôi tràn ra khỏi cái không gian đang bó hẹp tôi lại”.

Bây giờ, Jolie vẫn khẳng định “Tôi vẫn là gái hư. Khía cạnh đó trong con người tôi vẫn tồn tại”, nhưng “nó được xếp lại và… thuộc quyền sở hữu của Brad”. Pitt cũng xác nhận điều này: “Cô ấy vẫn hư lắm và điều đó mới hấp dẫn làm sao”.

Một sự kiện khác tạo ra bước ngoặt trong cuộc đời Angelina Jolie là cái chết của mẹ cô – bà Marcheline Bertrand – vào năm 2007. “Mẹ không bao giờ nghĩ cho bản thân trước. Cuối đời, mẹ tổng kết rằng, thành công lớn nhất trong sự nghiệp của bà là làm mẹ”, Jolie nói về người mẹ thương yêu của mình.

Tâm niệm lời mẹ dặn, sau khi đã có Shiloh (2006), nữ minh tinh tiếp tục sinh cho Pitt một cặp sinh đôi vào năm 2008. Cùng với 3 đứa con nuôi đến từ Campuchia, Ethiopia và Việt Nam, họ trở thành một đại gia đình có 6 đứa trẻ. Và những đứa trẻ đã giục giã cha mẹ chúng gắn kết với nhau hơn nữa bằng một đám cưới.

“Điều đó ngày càng trở nên quan trọng với chúng. Chúng tôi đã giải thích rằng, không phải đám cưới, mà các con mới là sự cam kết gắn bó lớn nhất giữa bố và mẹ. Một khi đã có 6 đứa con với nhau, thì đó là lời thề nguyền quan trọng hơn hết thảy”, người mẹ của 6 đứa trẻ chia sẻ.

Tuy nhiên, cô cũng nói: “Lũ trẻ rõ ràng đã gắn kết chúng tôi. Nhưng một mối quan hệ sẽ chẳng đi đến đâu nếu chỉ vì ràng buộc về con cái. Bạn phải thực sự tìm thấy sự hấp dẫn ở nhau, phải dành cho nhau những khoảng thời gian riêng tư, hạnh phúc”.

Hiểu được điều đó, đôi tình nhân đã cùng nhau bay khắp thế giới. Họ có nhà ở Pháp, Mỹ, Anh và có thể đổi không khí bất cứ lúc nào họ muốn.

 

Toàn cảnh lâu đài của cặp sao ở miền Nam nước Pháp (trái). Bên trong, Pitt đang cho sửa chữa, tu bổ lâu đài để chuẩn bị cho đám cưới.

 

“Brad và tôi thích được ở bên nhau. Chúng tôi cần và luôn dành cho nhau những khoảng thời gian đặc biệt. Brad sẽ không làm việc khi tôi đang có dự án. Anh ấy nghỉ để đưa lũ trẻ đến trường, đưa chúng đến trường quay xem mẹ đóng phim. Còn khi Brad bận, tôi sẽ vào bếp, nấu bữa tối, chuẩn bị đồ ăn sáng. Chúng tôi quây quần bên nhau mọi lúc có thể. Tôi và Brad không ngừng lên kế hoạch, để sắp xếp xen kẽ thời gian cho gia đình với các dự án công việc”, cô kể với Express.

“Brad hoàn toàn hiểu tôi, biết rõ tôi là ai. Anh ấy yêu tôi. Lũ trẻ yêu tôi. Họ biết những khiếm khuyết cũng như sự lập dị của con người tôi nhưng vẫn chấp nhận hết. Tôi cảm thấy hoàn toàn thoải mái”.

Còn một người bạn của nữ diễn viên thì cảm nhận: “Brad quả thực là thiên tài. Anh ấy để Angelina được tự do khiến cô ấy cảm thấy yên tâm, thấy gắn bó với anh. Đó là lý do khiến Angie đồng ý cưới. Tất nhiên cũng vì Brad là Brad Pitt. Ai mà không muốn lấy Brad chứ?”.

Không ai, kể cả Pitt có thể dám chắc rằng, một ngày nào đó, mèo hoang lại không muốn nổi loạn trở lại. Nhưng hiện tại, chắc chắn, Jolie đang hạnh phúc và cô sẽ không dễ dàng đánh đổi hạnh phúc đó lấy bất cứ thứ gì khác.

Nguồn: http://vnexpress.net

Những ngày thất nghiệp

Công ty chị làm ăn bị thua lỗ nhiều quá, buộc phải cắt giảm nhân sự. Chị bảo chồng: “Kể từ giờ em chính thức gia nhập đội quân thất nghiệp đấy”.

 

 (Hình minh họa)

 

Bận rộn mãi quen rồi nên mấy ngày đầu chị thấy hơi trống trải, buồn bực tay chân, liền đi mua thêm sách văn học và tiểu thuyết ngắn, dài về đọc, thời gian cứ trôi qua vèo vèo. Chị gắng lên kế hoạch, làm thời gian biểu thật kỹ lưỡng, chia lịch ra để làm việc nhà và dành thì giờ học tập nâng cao hiểu biết. Ăn trưa, nghỉ trưa hệt như vẫn còn đi làm, không để mình trong tình trạng ì trệ. Chị lên mạng tìm các tài liệu nghiệp vụ và học hỏi các món ngon nấu “nịnh” chồng con.

Chị còn muốn tự tay vò quần áo cho cả nhà mà không dùng máy giặt. Chị thích đi chợ lựa những đồ tươi ngon, sẵn sàng nguyên liệu để nấu bữa tối thật bổ dưỡng. Chiều hai bố con đón nhau về, trong lúc chồng, con tắm rửa, chị dọn thức ăn lên mâm. Dùng bữa xong xuôi, cả nhà có thời gian rủ nhau đi dạo.

Rảnh rang chị lại nấu chè đỗ đen, làm sữa chua, caramen và vào mạng học vài món vặt là lạ, trổ tài đãi hai bố con. Để rồi con thì hào hứng rối rít đòi ăn, còn chồng thì tấm tắc: “Ra là vợ cũng có hoa tay trong việc nội trợ, chỉ là trước kia không có thời gian thôi, đúng không?”

Chị nhận ra giờ là lúc thích hợp để làm mới bản thân và hoàn thành những việc mà trước đây vì không có điều kiện và cả do lười biếng nên thường thoái thác không động tay chân.

Chị tham gia diễn đàn chuyên ngành của mình để nhận được giải đáp cho các thắc mắc vẫn còn để ngỏ. Vào trang tìm việc xem có công ty nào phù hợp thì nộp hồ sơ. Tuy nhiên cả chị lẫn chồng đều không quá tạo áp lực phải sớm tìm ra việc để đi làm. Chồng nhìn chị thành thật: “Chỉ sợ em ở nhà buồn thôi, chứ thực sự anh thích em như thế này thêm một thời gian nữa”.

Lòng chị chợt dịu xuống, cảm nhận được niềm hạnh phúc quanh mình và tự nhủ, chẳng gì là mất đi nếu mình biết tận dụng tối đa, đã có người từng phân tích từ “nguy cơ” là trong “nguy” có “cơ” đó thôi. Chị tin mình chưa để lãng phí một phút giây nào.

Nguồn: http://dantri.com.vn

 

 

 

Dạy con yêu thương, lòng mình đừng ích kỷ

Tối qua con trai bỗng bảo: “Mẹ ơi, con không yêu ông bà ngoại đâu, chỉ yêu ông bà nội thôi”. Mình vội vàng hỏi lại thì con nói “ông bà ngoại có anh Tễu rồi mà”. Rồi con bảo “Con không yêu cả em bé trong bụng mẹ nữa, em bé lấy mất mẹ phải không?”.

 

Từ lúc sinh con, mình vẫn luôn tâm niệm, con lớn lên có thể không xuất sắc, không có gì đặc biệt, nhưng nhất định con phải là một người biết yêu thương và sống tốt, ít nhất con phải yêu thương ông bà, bố mẹ, anh em. Vì mình nghĩ, trao đi cái gì sẽ được nhận lại cái đó, tình yêu trao đi thì sẽ nhận lại tình yêu!

Mình dạy con biết ôm hôn bố mẹ, ông bà, các bác vì “cả nhà yêu con mà”. Con sống hạnh phúc xung quanh tình yêu cả nhà dành cho con, và khi mình đùa trêu con “sao mẹ lại yêu con thế nhỉ?” thì con đã biết rằng “bởi vì con yêu mẹ mà!”.

Vợ chồng mình đều là dạng thoát ly, xa ông bà cả hai bên nhưng hàng ngày mình đều gọi điện thoại về cho con nói chuyện với ông bà. Mỗi dịp lễ tết, cuối tuần, mình đều cố gắng tranh thủ đưa con về thăm. Mình hay kể chuyện cho con về ông bà cả hai bên, kể về tình cảm rồi những món quà ông bà dành cho con, dạy con cảm ơn ông bà.

Mình biết rằng, muốn dạy con biết yêu thương chân thành, thì lòng mình cũng không được ích kỷ khi dạy con

Đôi khi trong những lần về quê, mình còn chuẩn bị vài món quà nhỏ để con tự tay tặng ông bà. Con trai mình cũng ngoan, và tình cảm nữa nên mỗi lần mẹ con mình về, ông bà vui ơi là vui, nhất là những lúc con ôm cổ ông bà, thơm chút chit, vừa thơm vừa bảo “con yêu ông, bà nhất”!

Mình quan niệm ông bà nội hay ông bà ngoại cũng đều là ông bà, ông bà đều yêu con, yêu bố mẹ nên mình cũng dạy con yêu cả hai ông bà như nhau.

Thậm chí, mình cẩn thận đến mức không cho con gọi là ông bà nội hay ông bà ngoại, chỉ cần gọi ông bà là đủ. Mình cũng cố gắng san sẻ những lần về thăm, những cuộc điện thoại, những câu chuyện về ông bà hai nhà đều nhau để con không có sự phân biệt nội ngoại.

Thế mà bỗng dưng con bảo không yêu ông bà ngoại. Mình nghe còn buồn vậy, nếu ông bà nghe được chắc càng buồn hơn.

Rồi mình nhớ ra, tháng hè vừa rồi, mình cho con về nghỉ với ông bà nội. Đôi lần cuối tuần về thăm con, mình thấy ông luôn nói với con: “Ông nội yêu con nhất, vì con là đích tôn của ông bà mà”. Bà thì luôn thích cháu nói rằng cháu chỉ yêu bà, yêu bà hơn cả mẹ. Ông bà rất sung sướng mỗi lúc ra ngoài có ai khen con “giống đặc nhà nội”, ai đùa mẹ là “người đẻ thuê”; nếu ai mà nhỡ lời khen con giống mình là thấy bà không được vui lắm.

Mình nhớ ra, mỗi lần về thăm con, bảo con nói chuyện điện thoại với ông bà ngoại kẻo ông bà nhớ, bà nội thường nửa đùa nửa thật bảo con “ông bà ngoại đã có anh Tễu, Cún là của ông bà nội nhỉ! Chỉ có ông bà là yêu và nhớ Cún nhất nhỉ!”. Lúc ấy, mình cười xòa, nghĩ các cụ già đúng là buồn cười!

Mình nhớ ra, mỗi lúc nói chuyện về em bé trong bụng mình, chồng hay đùa con: “Bao giờ mẹ đẻ em bé là Cún ra rìa, cho Cún xuống đất nằm” làm thằng bé không ít lần mếu máo “không cho mẹ đẻ em”.

Và rồi, mình phát hiện ra, mỗi khi không có mặt mình, chồng hay cho con điện thoại riêng về ông bà nội, chồng thường nhấn mạnh với con rằng “ông bà nội yêu con nhất”; những món đồ chơi con thích, dù là do mình mua, thậm chí có món là quà sinh nhật của ông bà ngoại, chồng cũng hay nói với con: “Bà nội mua cho con đấy”, mỗi khi con hỏi bà ngoại, chồng lại bảo “bà còn bận trông anh Tễu”…

Hình như, chính mình, nhiều lúc mình cũng muốn con yêu ông bà ngoại hơn, mình cũng luôn muốn con yêu mình nhất trên đời!

Giờ thì mình hiểu vì sao con mình có những lời nói như thế. Lời nói con trẻ có thể chưa phải là tất cả suy nghĩ. Tình cảm của ông bà nội hay ông bà ngoại cho con nhiều hơn, ai đong đếm được đâu? Tình cảm của mình dành cho con hay cho em bé còn chưa ra đời cũng làm sao mà so sánh được?

Trẻ con như tờ giấy trắng, người lớn vẽ sao thì thành vậy. Mình muốn dạy con biết yêu thương, chồng mình, bố mẹ chồng mình cũng vậy, nhưng lại khác nhau ở cách dạy con nên con mới có tư tưởng “không yêu ông bà ngoại”. Có lẽ, chồng mình và bố mẹ chồng mình cũng chẳng mong muốn điều ấy.

Con trai mình vẫn ngoan lắm, và mới có 4 tuổi thôi. Ngày mai, mình sẽ nói chuyện lâu hơn với chồng. Cuộc sống này, con đâu thể chỉ yêu ông nội thì ghét ông ngoại, con đâu thể vì yêu bản thân mình mà ghét em mình… con phải được học cách yêu thương tất cả người thân của mình. Mà muốn con biết yêu thương, thì khi dạy con yêu thương, lòng mình phải đừng ích kỷ! Một câu nói bâng quơ của con đã cho mình hiểu ra điều ấy.

Nguồn: http://dantri.com.vn

 

 

 

Mỹ Linh nhìn cuộc đời qua đôi mắt các con

Gia đình Anh Quân – Mỹ Linh rời phố ra ngoại thành để sống chậm và gần gũi thiên nhiên trong không gian khu vườn 13.000m2. Bỏ lại những hư danh ngoài cánh cổng, trong ngôi nhà tràn ánh sáng trời và nồng nàn hoa cỏ, gia đình năm người của họ an hòa trong niềm hạnh phúc rất đỗi bình dị.

 

Mỹ Linh tự ví mình như góc bếp giữ cho ngôi nhà luôn ấm. Nhìn chị làm vườn, dọn nhà, nấu cơm, chăm chút chồng con như mọi người đàn bà tảo tần, tôi tin lời chị: “Thành tựu của đời tôi là các con chứ không phải chuyện ca hát”.

 

Gia đình Mỹ Linh

 

Không có công thức cho hạnh phúc

* Khi kết hôn với nhạc sĩ Anh Quân, Mỹ Linh mới 23 tuổi: quá trẻ, lại vừa bắt đầu khẳng định vị trí ngôi sao số một của nhạc nhẹ. Vì thế, nhiều người đã nghĩ chị dại, khi lấy một người từng có con riêng. Mẹ chị đã phản ứng thế nào trước lựa chọn hôn nhân của con gái mình?

– Tôi luôn tin rằng để hai con người đến được với nhau, chia sẻ cuộc đời cùng nhau là do duyên phận.

Tôi không lấy chồng theo tiêu chí giàu có hay nổi tiếng. Tôi chọn anh Anh Quân đơn giản vì tôi yêu anh ấy, yêu âm nhạc của anh ấy, yêu những vẻ đẹp trong anh mà tôi nhìn thấy và tin cậy.

Một điều quan trọng nữa là tôi thấy anh rất yêu Anna. Một người đàn ông yêu con chắc chắn sẽ là người đàn ông tốt của gia đình.

Mẹ tôi chỉ nói: “Mẹ tin người chí thú với con cái như Anh Quân không phải dạng người “mây gió”, cậu ấy sẽ tận tụy với gia đình. Đàn ông như thế lấy làm chồng được”. Sau này, thực tế hôn nhân đã xác nhận những linh cảm của tôi và mẹ là đúng.

* Hôn nhân của Mỹ Linh – Anh Quân đã được 12 năm, giai đoạn khó khăn nhất là khi nào? Anh chị đã làm gì để vượt qua?

– Sau khi mới kết hôn là giai đoạn cam go nhất. Cả hai còn đang nhìn nhau đầy màu hồng, sống chung bỗng phát hiện “đối phương” cũng có nhiều tật xấu, rồi xung đột về cá tính đến mức kinh hoàng.

May là chúng tôi được sự vun đắp của gia đình và những người bạn lớn tuổi.

Họ có trải nghiệm để chia sẻ với mình cách nhìn cuộc sống độ lượng, rộng rãi hơn. Sau mỗi va chạm, chúng tôi thấm thía hơn về nghệ thuật chung sống, sự nhường nhịn, biết ứng xử với “đối phương” thế nào cho phải.

Phải hiểu, vợ chồng xung đột là tất nhiên, để yêu thương hơn chứ không phải để tan nát.

 

Mỹ Linh và con gái

 

* So sánh này có thể khập khiễng: làm mẹ và làm vợ, cũng như việc hát, ngoài bản năng tốt còn cần sự thông minh và kỹ thuật. Mỹ Linh đã học để giữ ngọn lửa ấm trong gia đình như thế nào?

– Đời sống hôn nhân rất phức tạp, không thể có công thức cho hạnh phúc, bởi mỗi chặng đường của đời người và của một gia đình là những khó khăn khác nhau.

Tôi luôn tin, để giữ gìn lửa ấm trong gia đình, phu thê phải tương kính như tân, lúc nào cũng trân trọng giữ lễ với nhau, chứ không thể đã là vợ chồng rồi thì đầu bù tóc rối, cư xử suồng sã.

Những việc nghĩ đến nhau có khi rất đơn giản: phần mình là mâm cơm ngon khi chồng về muộn, mang cốc nước mát khi anh ấy mải làm…

Còn tôi, thỉnh thoảng “lịm người” vì những quan tâm nho nhỏ thế này: một sáng thức dậy thấy bên đầu giường đĩa CD của ca sĩ mình đang thích. Vợ chồng tỏ bày tình yêu, có khi chỉ yên lặng thế.

Học làm vợ, nuôi mỗi đứa con cũng là những trải nghiệm khác nhau, không thể lấy ứng xử và kinh nghiệm của con lớn áp vào con bé, bởi mỗi đứa trẻ là một cá nhân khác biệt, không lặp lại. Tôi nhận ra, khi mình mong muốn và thực sự yêu thương, trái tim sẽ hướng dẫn mình làm được mọi điều.

* Hôn nhân đã dạy chị điều gì?

– Hôn nhân cho tôi hiểu, trên đời không có ai là người hoàn hảo. Chỉ có thể có được một gia đình tốt đẹp khi những cá nhân không hoàn hảo tìm được cách hòa hợp với nhau.

Hòa hợp chỉ có được khi sự thấu hiểu, cảm thông và hy sinh đến từ mỗi người. Tình yêu thương giữa hai người bạn đời không thể đến một phía, mà là sự tương tác, nâng đỡ nhau.

Từ hôn nhân, nhìn ra những mối quan hệ khác, tôi đã có cách ứng xử độ lượng và rộng rãi hơn, không còn những đòi hỏi ích kỷ, vô lý.

Tôi và anh ấy đều rất khó tính và kỹ lưỡng, chúng tôi cùng đòi hỏi “đối phương” phải chỉn chu và tốt hơn trong quá trình chung sống.

Bản thân tôi được như ngày hôm nay là nhờ “áp lực” khó tính của chồng. Những cái chi li trong đời sống hàng ngày thì tôi uốn các con, nhưng nếp nhà có được là do chồng tôi – anh ấy nghiêm khắc, là “rường cột” để bốn mẹ con nương tựa, nghe theo.

 

Nhìn cuộc đời qua đôi mắt các con

* Mỗi bậc bố mẹ đều có “tính xấu”, người lớn có nên tiết lộ với con trẻ “chân dung thực” của mình hay không?

– Tôi phản đối chuyện che giấu. Con cái nên nhìn nhận bố mẹ đúng như con người họ vốn có. Không nên tô hồng mọi thứ để ngày nào đó con mình phải thất vọng vì mọi chuyện không đẹp như nó đã nghĩ.

Tôi chọn cách cho con mình nhìn nhận mọi sự đa chiều, hay – dở; yêu – ghét đều có trong nhau như hai mặt của đồng xu.

Tôi bảo các con, trong cuộc sống chỉ có thể chọn cái ít xấu hơn, chứ không thể chọn được cái hoàn hảo.

* Chị có thấy yêu một đứa bé khi mình chưa làm mẹ dễ hơn khi mình phải dành tình yêu cho các con đẻ của mình?

– Điều này lại rất sai!

Chỉ khi mình làm mẹ, mình mới yêu con trẻ được trọn vẹn.

Khi có con, tôi mới hiểu Anna thiệt thòi như thế nào khi thiếu hơi ấm của mẹ đẻ.

Đặc biệt, khi sinh bé Mỹ Anh tôi mới biết với bé gái – người mẹ cần phải như thế nào và đứa con cần gì ở người mẹ.

Nên sau khi có con, xu hướng tình cảm tự nhiên của tôi là muốn bù đắp thương yêu cho Anna.

* Chị có phải tỏ ra công bằng với các con, trong khi lẽ thường bố mẹ hay thiên vị một đứa con nào đó?

– Đầu tiên thì cũng có “chỉ đạo” trong đầu là phải công bằng nhưng khi tình cảm đã đạt tới mức máu thịt, giản dị là phải yêu thương như thế – tự dưng mọi giữ kẽ sẽ biến mất.

Tất nhiên ứng xử luôn cần sự tinh tế, trong hoàn cảnh của tôi càng khó khăn. Tôi đã chọn cách dạy các con nghiêm khắc từ khi chúng rất bé, yêu không có nghĩa là được chiều chuộng vô lối, mắng không có nghĩa là ghét bỏ.

Cũng có những lúc tôi mắng oan đứa nọ đứa kia, nhưng khi nhận ra mình sai, tôi xin lỗi con ngay. Các con tôi hiểu vì lý do nào đấy mà có lúc bị mẹ quát, nhưng chúng luôn biết mẹ rất yêu chúng.

* Chị muốn hai con gái mình trở thành người phụ nữ như thế nào?

– Nữ tính là điều đầu tiên. Chúng phải biết mình muốn gì và thực hiện điều mình muốn như thế nào.

Đối với mỗi cá nhân, nhận thức là quan trọng nhất, khi biết điều đúng – người ta sẽ đi đường đúng.

Tôi cũng dạy con phải biết thu vén, những gì có thể tiết kiệm được thì cần tiết kiệm.

Tiết kiệm không phải cho mình, nhìn xuống những người khổ hơn, mình hoang phí là có tội.

Sống chia sẻ và biết ơn là điều vợ chồng tôi cố gắng hướng các cháu đến. Nếu con mình là người ích kỷ, chúng sẽ vô cùng bất hạnh, vì người ích kỷ đáng ghét lắm, không ai sống chung được.

Ra đời, đâu có ai yêu chúng vô điều kiện như bố mẹ để bỏ qua tính ích kỷ, khó chịu của chúng.

* Các bé nhà chị hẳn rất biết “quyền lực” của bố mẹ chúng?

– Các con tôi trong sáng đến… ngố, chúng chỉ biết bố là nhạc sĩ, mẹ là ca sĩ, chứ hoàn toàn không nghĩ bố mẹ mình là sao này sao nọ.

Tôi thường chia sẻ với các con những khó khăn của bố mẹ, như mọi gia đình khác. Vợ chồng tôi cố gắng cho con học mức tốt nhất, còn ăn mặc và sinh hoạt thì giản dị. Anna đã là thiếu nữ mà chưa biết quan tâm đến quần áo đắt tiền, cần tiêu gì mới rụt rè xin mẹ vài trăm ngàn. Mỹ Anh thì thấy việc mình mặc thừa đồ của chị là hết sức bình thường.

 

 

* Với điều kiện kinh tế của anh chị, có nhất thiết phải “sắt đá” với bọn trẻ đến mức ấy?

– Chính Anna có lần hỏi tôi: “Nhà mình có cần phải khó đến mức đó không mẹ?”.

Nhưng tôi muốn các con phải biết quý trọng đồng tiền lao động của bố mẹ và biết được giá trị thực của đời sống.

Để trẻ con nghĩ vật chất là niềm vui thì chết!

Một đứa trẻ được đáp ứng hết mọi yêu cầu, luôn đầy đủ, chưa kịp thèm đã được bố mẹ dâng tận tay, chưa kịp đói đã có người cho ăn… sẽ bị rơi vào một bất hạnh khác: bất hạnh của người không biết đến thiếu thốn.

Tôi nhớ hồi bé, tôi chờ đợi cả năm để được may một chiếc quần mới, khi có chiếc quần, tôi hạnh phúc đến hàng tháng.

Ngược lại, nếu hồi bé, tôi nhiều quần áo không kể xiết, chắc chắn tôi sẽ không bao giờ có được niềm vui sướng khi được mặc quần áo mới.

Cuộc sống phải có thiếu thốn để biết ước mơ và để có được cảm giác hạnh phúc khi ta đạt tới ước mơ của mình.

Khi bố mẹ tìm cách đáp ứng hết mọi nhu cầu của trẻ, cũng là khi bố mẹ đã tước đoạt đi niềm vui được nhận, được thèm thuồng và ước mơ của con. Vì thế, vợ chồng tôi đã đồng lòng: không bao giờ cho con điều gì dễ dàng.

* Anna, Anh Duy, Mỹ Anh hoàn toàn đủ điều kiện để trở thành “em bé của showbiz”. Xét ở góc độ nào đó thì hình ảnh “em bé showbiz” rất có lợi trong việc PR cho bố mẹ và không ít nghệ sĩ đã dùng chiêu này để làm nóng tên tuổi. Chị nghĩ thế nào khi quyết định “rào giậu” con thật kỹ để chúng là những đứa trẻ bình thường?

– Tôi sống trong môi trường showbiz nên hiểu sự kinh khủng của dư luận – nó có thể nâng người ta lên và cũng có thể vùi người ta xuống bùn đen.

Khi con tôi chưa đủ sức tự vệ, chắc chắn tôi chưa cho xuất hiện. Dấn thân sớm vào showbiz tội nghiệp lắm, hay ho gì đâu.

Những em bé bị quan tâm quá sớm, sống trong hào quang ảo tưởng quá sớm rất nguy hiểm. Không biết mình là ai đã là điều đáng sợ, nhưng tưởng mình là ai càng đáng sợ hơn.

* Làm mẹ cho chị điều gì?

– Người phụ nữ sung sướng hơn đàn ông là họ được làm mẹ.

Được mang thai, được đau đẻ, được chứng kiến con mình lớn lên từng ngày – đó là hạnh phúc ông Trời tặng riêng cho người đàn bà.

Khi có con, với người mẹ, cả thế giới thay đổi – tôi nhìn cuộc đời qua đôi mắt các con.

Vì thế, tôi được thấy đời sống đẹp hơn, đáng tin yêu hơn. Từ hạnh phúc của các con mình, tôi nhìn xuống thiếu thốn của những em bé khác để sống rộng lượng và có trách nhiệm.

Nguồn: http://www.vietnamnet.vn

 

 

 

Mẹ Pháp dạy con ‘hoãn sung sướng lại’

– Mẹ Pháp dạy mẹ Mỹ bí quyết ‘nói không’

– Mẹ Mỹ sửng sốt với Mẹ Pháp

– Dạy con kiểu Pháp: Tại sao trẻ ngoan hơn?

– Mẹ Việt ở Pháp chia sẻ cách dạy con sống tự lập

– Cách dạy con ‘nhàn tênh’ của người Pháp

– Dạy trẻ kiểu Nhật, những chuyện đáng nhớ

 

Kỹ năng đầu tiên mà mẹ Pháp dạy các các con mình đó chính là phải biết cách chờ đợi.

 

Hình minh họa

 

Bài học “đội gạt tàn”

Theo Pamela, các bà mẹ Mỹ thường có xu hướng vội vã đáp ứng những yêu cầu của con cái họ. Hoặc nếu không, chỉ chỉ cần lũ trẻ giở chiêu thức muôn thuở của chúng là hét toáng lên, khóc lóc, ăn vạ là thì cuối cùng người lớn cũng phải nhanh chóng đầu hàng.

Nhưng các bà mẹ Pháp không như vậy. Họ nghĩ rằng, trẻ con chưa đủ nhận thức để biết những gì chúng muốn có thật sự cần thiết hay không. Vậy thì tại sao người lớn lại phải đáp ứng những đòi hỏi mà đôi khi chúng ta biết là rất vô lý đó?.

Hơn thế nữa, một trong những bài học đầu tiên mà người Pháp muốn dạy cho con cái họ, đó là phải biết chờ đợi.

Đây được coi là chìa khóa quan trọng nhất trong phương pháp dạy con của các bà mẹ Pháp. Bài học này được áp dụng từ ngay khi con họ mới chào đời. Một khi đứa trẻ đã được đặt xuống nôi để ngủ, nếu chúng tỉnh giấc và quấy khóc, bố mẹ chúng sẽ không bao giờ bế lên và ru lần thứ hai.

Họ làm như vậy để những đứa bé học được cách tự ngủ lại. Đấy là lí do mà hầu hết những trẻ sơ sinh ở độ tuổi từ hai đến ba tháng trở lên mà Pamela được biết đến trong những gia đình người Pháp đều ngoan ngoãn ngủ suốt đêm.

Về mặt ăn uống cũng vậy, mẹ Pháp quy định rõ với các con mình rằng chỉ được ăn ba bữa chính và một bữa ăn nhẹ vào những thời cố định trong ngày. Bởi vậy, trong khi những đứa trẻ Mỹ suốt ngày đòi ăn vặt thì trẻ con Pháp luôn chờ đến bữa mới ăn.

Điều đó giải thích vì sao Pamela chứng kiến những đứa trẻ tầm tuổi con gái cô luôn ngồi kiên nhẫn trên bàn ăn, đợi từng món được dọn ra, trong khi con cô thì không thể ngồi im đến một phút.

Thậm chí, để cho bọn trẻ học được cách chờ đợi và rèn luyện tính nhẫn nại, nhiều gia đình Pháp còn áp dụng bài học hết sức cứng rắn và nghiêm ngặt. Đó là bắt con cái họ phải đội gàn tàn thuốc trên đầu một giờ mỗi ngày.

Hình minh họa

 

Bài kiểm tra kẹo ngọt

Delphine, một người bạn Pháp của Pamela nói rằng, cô chưa bao giờ vạch ra các phương thức cụ thể để dạy các con mình học cách chờ đợi. Tuy nhiên, chính những nguyên tắc trong cuộc sống hàng ngày mà cô yêu cầu lũ trẻ phải tuân theo đã giúp chúng học được bài học đó.

Delphine kể một ví dụ đơn giản là thỉnh thoảng cô mua kẹo cho con gái mình, Pauline. Thế nhưng, Pauline sẽ không được phép ăn những chiếc kẹo đó cho đến đúng bữa ăn nhẹ được quy định trong ngày là khoảng bốn giờ chiều.

Mặc dù điều đó có nghĩa là, đôi khi con bé sẽ phải đợi rất nhiều giờ liền. Và chỉ cần như vậy, Delphine nghĩ rằng mình đã dạy được con cách làm thế nào để… hoãn cái sự sung sướng đó lại.

Trong khi Pamela và Delphine vẫn đang mải câu chuyện thì cô bé Pauline chạy tới, cố gắng ngắt lời mẹ để nói điều gì đó. Pamela thấy cô bạn mình quay sang nói với con gái: “Hãy đợi chỉ hai phút nữa thôi, bé con của mẹ. Mẹ đang nói chuyện mà”.

Pamela đã bị ấn tượng bởi cách nói vừa thể hiện sự ôn tồn, lịch sự, lại vừa cứng rắn của Delphine. Thậm chí, nó vẫn hàm chứa sự ngọt ngào và cả sự tin tưởng gần như là chắc chắn rằng con gái cô sẽ nghe lời và chấp nhận chờ đợi một cách đương nhiên.

Delphine cũng chia sẻ rằng cô luôn chú ý dạy con cách tự chơi một mình. Bởi điều đó sẽ giúp chúng học được cách tự làm cho mình cảm thấy hạnh phúc, mà không phải chờ đợi, hay đỏi hỏi từ bố mẹ.

Để đánh giá về khả năng chờ đợi của trẻ, từ cuối những năm 60, giáo sư tâm lý học Mischel đã làm một thí nghiệm nổi tiếng mang tên “bài kiểm tra kẹo ngọt”. Ông đưa một đứa trẻ khoảng bốn, năm tuổi vào phòng, nơi có một viên kẹo dẻo đặt trên bàn.

Sau đó, ông nói với đứa trẻ rằng ông sẽ ra ngoài một lát, nếu trong thời gian này, đứa trẻ không ăn viên kẹo này thì khi quay lại, ông sẽ thưởng nó thêm hai viên nữa. Còn nếu nó ăn ngay cái trên bàn, thì nó sẽ chỉ được ăn duy nhất chiếc đó thôi.

Kết quả cho thấy, hầu hết những đứa trẻ chỉ đợi được khoảng ba mươi giây. Và trong ba đứa thì mới có một đứa đợi được suốt mười lăm phút người lớn ra ngoài. Và thủ thuật để chúng vượt qua cám dỗ là tự làm xao lãng mình khỏi viên kẹo trên bàn.

Đến giữa những năm 80, ông Mischel và các đồng nghiệp còn phát hiện thêm rằng những người có khả năng chờ đợi và trì hoãn sự ham muốn thường có khả năng tập trung tốt hơn, lý trí hơn và không có xu hướng bị thất vọng hay suy sụp mỗi khi bị áp lực, stress.

Ông Mischel chưa làm thí nghiệm này ở Pháp, tuy nhiên, sau một thời gian dài quan sát lũ trẻ ở đây, ông đã rất ngạc nhiên về sự khác biệt giữa trẻ Mỹ và trẻ Pháp.

Phải chăng, nhưng phương thức mà các bậc phụ huynh Pháp đang thực hiện là dạy bọn trẻ kìm hãm sự sung sướng lại đã giúp chúng luôn giữ được sự điềm tĩnh và có sức bật hơn (khả năng phục hồi nhanh về tinh thần, không hay chán nản). Trong khi đó, khả năng kìm chế của trẻ Mỹ ngày càng trở nên khó khăn. Chúng luôn muốn được đáp ứng ngay và nếu không có được, thường rất dễ bị suy sụp, stress.

Nguồn: http://vietnamnet.vn

 

 

 

Đôi giày người dưng trước cửa phòng ngủ tôi

Sau chuyến công tác dài ngày trở về, tôi đến thẳng cơ quan báo cáo công việc rồi xin nghỉ buổi chiều. Về đến cửa nhà, tôi vui thấy cửa ngoài khóa, cửa trong khép hờ, thế là vợ có nhà. Tôi nhẹ nhàng dắt xe vào và định làm cho vợ ngạc nhiên.

Loanh quanh tầng một không thấy vợ đâu, tôi tiếp tục đi nhẹ nhàng lên tầng hai. Bất chợt đập thẳng vào mắt tôi là một đôi giầy nam sáng bóng trước cửa phòng ngủ. Tôi vô cùng sửng sốt, trái tim như chết lặng.

Tôi nhanh chóng tiến lại gần, định đạp tung cánh cửa nhưng không hiểu sao chính giây phút ấy tôi lại lặng lẽ quay đi, rời khỏi ngôi nhà, trong lòng cảm thấy vô cùng ức chế.

 

 

Thay vì đi uống rượu giải sầu, tôi quyết định ra ngoại thành câu cá để tìm sự tĩnh lặng. Lặng lẽ một mình, giờ tôi mới hiểu tại sao nhiều người đi câu cá mà cần câu không có lưỡi câu. Tôi dần hồi tưởng về quá trình hai vợ chồng lấy nhau xem có điều gì của mình với vợ khuất tất lắm không.

Vợ  tôi là giáo viên, không xinh nhưng ưa nhìn, tính tình hơi nóng nảy nhưng tốt bụng, thỉnh thoảng hay gây sự với tôi toàn những việc lặt vặt trong nhà. Cuộc sống hai vợ chồng công chức, sống dựa bằng đồng lương săn siu vừa đủ không đến nỗi nào. Hơn sáu năm chung sống, hằng ngày sau buổi chiều tan tầm, vợ về đón con và nhanh chóng cơm nước, dạy con học. Tôi không làm được nhiều giúp vợ con vì công việc bận rộn và hay phải đi công tác xa. Mỗi khi cả nhà sum họp ăn cơm, tôi hay nhận giúp cô ấy bằng cách ngồi đơm cơm. Không có điểm gì khiến tôi không hài lòng với cô ấy.

Trời bắt đầu nhá nhem, tôi lủi thủi ra về, tìm cái gì đó ăn rồi vào công viên đi dạo lang thang. Lâu rồi tôi mới có thời gian sống cho chính bản thân mình, tôi cảm nhận những khoảng lặng trong tâm hồn vẫn còn đủ chỗ trống cho chính tôi núp vào đó.

Đã gần 11 giờ đêm, tôi thong thả về nhà. Cửa vẫn khép hờ hững như ban chiều. Tôi từ từ dắt xe vào cùng lúc vợ từ tầng hai xuống. Cô ấy tươi cười đon đả, trách tôi sao chiều tắt máy điện thoại không liên lạc được. Cô ấy nói biết tôi công tác về nên xin nghỉ làm chiều, tôi chỉ cười qua loa. Vợ vẫn chờ cơm tôi, con đã ngủ.

Trong lòng tôi rất ngạc nhiên sao cô ấy diễn giỏi thế.

Xong bữa, tôi lên cầu thang trước, cô ấy đi sau. Đập ngay vào mắt tôi vẫn là đôi giầy hồi chiều trước cánh cửa phòng đang khép. Tôi thản nhiên đứng nhìn ra cửa sổ ngoài hiên dù trời đã rất khuya. Vợ lại gần và đưa cho tôi một cốc nước cam, rồi thả ngay dưới chân tôi đôi giày sáng bóng với nụ cười tươi rói.

Tôi sững sờ trong khi vợ hồ hởi kể huyện sáng nay đến thăm cô bạn mới khai trương cửa hàng giầy, tiện thể cô ấy mua tặng tôi.

Tôi chợt nhận ra một lỗ hổng nguy hiển còn ẩn chứa trong niềm tin chân thành của một gia đình. Thầm cảm ơn người vợ hiền đã ở bên tôi với tư cách không chỉ là bạn chung thân ngủ chung giường mà còn gắn bó với tôi quên hết thời gian và sự vất vả, cần mẫn nâng niu từng mảnh vụn yêu thương trong cuộc đời để ghép thành một thế giới hạnh phúc nhỏ xinh mà suốt đời tôi sẽ cảm thấy yên bình khi ẩn mình trong đó.

 

Nguồn: http://dantri.com.vn