Nhẫn

Nhịn được cái tức một lúc, tránh được mối lo trăm ngày…

Muốn hoà thuận trên dưới, nhẫn nhịn đứng hàng đầu

Cái gốc trăm nết, nết nhẫn nhịn là cao

Cha con nhẫn nhịn nhau, vẹn toàn đạo lý

Vợ chồng nhẫn nhịn nhau, con cái khỏi bơ vơ

Anh em nhẫn nhịn nhau, trong nhà thường yên ấm

Bạn bè nhẫn nhịn nhau, tình nghĩa chẳng phai mờ

Tự mình nhẫn nhịn được, ai ai cũng mến yêu

Người mà chưa biết nhẫn, chưa phải là người hay


(Sưu tầm)

Sự đối lập đáng kinh ngạc: 2 gia tộc có và không có tín ngưỡng sau 200 năm

Tất cả mọi người đều tin rằng, tín ngưỡng và tình yêu đối với một người mà nói là quan trọng vô cùng, đặc biệt là đối với tinh thần và sức khỏe, đối với sự hòa thuận trong gia đình. Nhưng nó quan trọng chừng nào? Rất nhiều người có thể không hiểu rõ lắm.

tin-nguong-675x400

Thống kê sau 200 năm của 2 gia tộc:

Có hai gia tộc cùng thời, gia tộc Edwards tin vào Cơ Đốc Giáo, còn gia tộc Marc Jukes nổi danh là vô thần. Hơn nữa Marc Yukos từng nói với Edwards rằng: “Ông tin Chúa Jesus, còn tôi thì vĩnh viễn không tin!”

Có người thống kê tình hình của gia tộc Edwards sau 200 năm, cũng thống kê tình huống của gia tộc Marc Jukes sau 200 năm, kết quả cụ thể như sau:

1 – Gia tộc Edwards

Nhân khẩu: 1394 người; trong đó có: 100 vị giáo sư đại học, 14 hiệu trưởng các trường đại học, 70 vị luật sư, 30 vị thẩm phán, 60 bác sĩ, 60 nhà văn, 300 vị mục sư, thần học, 3 nghị viện, 1 phó tổng thống.

tinnguong1

Jonathan Edwards (Ảnh: Wiki)

2 – Gia tộc Max Jukes

Nhân khẩu: 903 người; trong đó có: 310 lưu manh, 130 người ngồi tù 13 năm trở lên, 7 người phạm tội giết người, 100 người nghiện rượu, 60 người ăn trộm, 190 kỹ nữ, 20 thương nhân, trong đó có 10 người là học kinh doanh trong tù giam.

tinnguong2

Max Jukes (Ảnh: đại học Albany, NY)

Ghi chú: Học giả A. E. Winship người Mỹ đã làm một cuộc nghiên cứu vào năm 1900, so sánh hai gia tộc, ghi thành một bức thư “Jukes – Edwards”. Ông theo dõi sự phát triển của 2 gia tộc qua hai trăm năm nay. 

=================================================================================================

Thời gian thật vĩ đại, bởi vì từ nó có thể chứng kiến hết thảy chân thật và phù hoa! Thế giới này không có gì là ngẫu nhiên.

=================================================================================================

 Rất nhiều người đều cảm thấy khó hiểu, trải qua trăm năm tại sao kết quả lại khác biệt như vậy. Nguyên nhân căn bản là vì gia tộc Edwards có được sức mạnh từ tín ngưỡng.

Sau tín ngưỡng, họ gieo xuống hai hạt giống quan trọng:

– Hạt giống gieo thứ nhất là hướng thiện và yêu thương. Cho nên gia tộc mới có nhiều bác sĩ, giáo sư và hiệu trưởng như vậy.

– Hạt giống gieo thứ hai là sự kính sợ. Cho nên những đứa trẻ sinh ra trong gia đình này luôn ghi nhớ rằng trên đầu ba thước còn có Thần Linh.

Không biết bạn có chú ý đến không, tại sao gia tộc Marc Jukes lại có nhiều lưu manh, ăn trộm và kỹ nữ như thế?

Cũng vì gia tộc này không dạy cho con cháu sự kính sợ. 

Không dạy sự kính sợ cho con cháu. Nên trong nội tâm của họ là: Ông trời là gì chứ, ta mới là lớn nhất, không có điều gì mà ta không dám làm …

Kết quả của hai gia tộc sau 200 năm, đã cho chúng ta cảm nhận năng lượng to lớn của tình yêu và tín ngưỡng. Cho nên, mới có một định luật trong quan hệ của tiền tài như thế này: Tín ngưỡng, là con đường tiếp nối năng lượng!

Chú thích: Tại sao lại chỉ trích dẫn những người thành công của gia tộc Edwards và những người không tốt của gia tộc Jukes? Chính vì 2 gia tộc này xuất hiện vào cùng thời và rất nổi tiếng, đến nỗi nhắc đến Jukes là người ta nghĩ đến tội phạm, ngược lại,Jonathan Edwards lại là một nhà thần học nổi tiếng đương thời. Sự đối lập quá lớn giữa 2 gia tộc đã dẫn đến một số nghiên cứu và ghi chép về họ. Bạn đọc có thể tham khảo trong các đường dẫn ở trên.

Nguồn:https://daikynguyenvn.com

Cây đinh, cục đá, mạng người và lỗi văn hóa

Ô tô chạy với tốc độ cao trên đường cao tốc, bất ngờ có một cục đá từ đâu bay thẳng vào kính chắn gió như trời giáng. Bạn có thể hình dung được về sự sợ hãi cũng như nguy hiểm có thể xảy đến với người lái xe.

vhoa-76e9b

Minh họa: Ngọc Diệp

Những cục đá đó không phải từ trời rơi xuống, mà do người ta ném thẳng vào ô tô. Chuyện chỉ có ở đất nước này, không nơi nào trên trái đất con người chơi những trò chơi man rợ như vậy.

Còn nhớ, những đoàn tàu Bắc – Nam từng bị ném đá vào toa. Có nhiều trường hợp hành khách ngồi bên cửa sổ, đang ngắm cảnh và thưởng thức cái đẹp của những vùng đất yên bình. Bỗng dưng ngã lăn ra bất tỉnh, máu me chảy tràn. Họ đã bị một cục đá bay thẳng vào đầu. Tốc độ của con tàu và tốc độ bay của cục đá đã làm cho cú va chạm thật khủng khiếp. Có người bị vỡ đầu, bị hư mắt… Vì quá nhiều người bị thương vì trò chơi ném đá này, ngành đường sắt buộc phải rào lưới tất cả các cửa sổ. Tàu có loại bọc lưới an toàn nhìn như tàu chở tù nhân.

Hết tàu đến ô tô và mối nguy hiểm của những chiếc ô tô bị ném đá còn cao hơn. Như trường hợp những lái xe bị trúng đá trên đường cao tốc TPHCM – Trung Lương, kính chắn gió bị vỡ, không còn thấy đường. Nếu như lái xe mất bình tĩnh, lạc tay lái thì rất có thể xảy ra tai nạn nghiêm trọng.

Từ những cục đá bất nhân, liên hệ đến một thứ cũng rất độc ác, đó là nạn rải đinh trên đường. Chỉ vì kiếm đồng tiền, những kẻ bất lương chế ra loại đinh đâm thủng vỏ xe máy người đi đường để vá xăm, chặt chém nạn nhân. Có rất nhiều người cán đinh, lạc tay lái té xuống đường, chấn thương sọ não và gây ra nhiều tai nạn khác. Trò gian ác và lưu manh kiểu “rải đinh hại người” chắc cũng chỉ có ở Việt Nam.

Ném đá, rải đinh nhiều như vậy nhưng công an chẳng bắt được mấy. Riêng nạn rải định, có tóm được vài trường hợp, trong đó có cả hiệp sĩ theo dõi mới bắt được. Còn ném đá ô tô, đúng là rất khó tìm hung thủ, cục đá bay ra khỏi tay trong chớp nhoáng, bắt được tận tay không phải dễ. Nói như thế không có nghĩa là buông tay với loại tội phạm này. Phải bắt cho được và trừng trị thật nghiêm để răn đe.

Cuối cùng, chúng ta tự quay lại ngắm nhìn cái mà chúng ta tự hào về văn hóa, văn minh. Ở đâu cũng nhan nhãn biển “ấp văn hóa”, “khu phố văn hóa”, “gia đình văn hóa”. Văn hóa từ thành thị đến tận thôn làng mà con người hành động đến thế sao? Đất nước văn minh mà còn có những người cư xử với nhau như vậy sao?

 Nguồn: http://dantri.com.vn

 

Các cặp vợ chồng nên đọc câu chuyện này

Đó là câu chuyện đáng yêu nên bạn hãy đọc nó thật cẩn thận. Và đó cũng là bài học cuộc sống mà chúng ta không nên bỏ qua.

Monica mới vừa cưới Hitesh. Cuối tiệc cưới, mẹ Monica đưa cho cô một cuốn sổ tiết kiệm mới mở với số tiền 1000 đồng Rs.

Mẹ cô nói: “Monica, hãy cầm lấy cuốn sổ tiết kiệm này và dùng nó để ghi lại cuộc sống hôn nhân của con.

Khi có chuyện gì vui và đáng nhớ trong cuộc sống mới này của con, hãy gửi vào đó ít tiền. Ghi lại lý do và cứ tiếp tục như thế.

Càng có nhiều sự kiện đáng nhớ thì con càng có nhiều tiền trong tài khoản. Mẹ đã gửi khoản tiền đầu tiên cho con hôm nay. Con hãy gửi những khoản khác cùng với Hitesh. Sau vài năm nhìn lại, con có thể biết được mình đã có được bao nhiêu hạnh phúc.”

honnhan

Monica kể lại với Hitesh khi họ về nhà của mình và đôi vợ chồng trẻ nghĩ rằng đó quả là một ý tưởng tuyệt vời và mong chờ cơ hội được gửi khoản tiền thứ hai vào sổ.

Và đây là những gì họ ghi vào cuốn sổ đó sau đó một thời gian:
– Ngày 7/2: 1000 Rs, sinh nhật đầu tiên của Hitesh sau khi cưới
– Ngày 1/3: 1000 Rs, Monica được tăng lương
– Ngày 20/3: 2000 Rs, đi du lịch đảo Bali
– Ngày 15/4: 3000 Rs, Monica có thai
– Ngày 1/6: 2000 Rs, Hitesh được lên chức
– …

Tuy nhiên, sau nhiều năm, họ bắt đầu tranh cãi về những thứ tầm thường vặt vãnh. Họ không nói chuyện với nhau nhiều. Họ thấy hối hận vì cưới phải người khó chịu nhất thế giới… chẳng còn tình yêu nữa. Nghe chừng rất quen, phải không?

Một ngày, Monica nói chuyện với mẹ cô: “Mẹ, bọn con không thể như vậy hoài nữa. Bọn con đồng ý ly hôn. Con không thể tưởng tượng được vì sao con lại quyết định cưới người đán ông này!!!”

Mẹ cô trả lời: “Chắc chắn rồi, con gái, chẳng có vấn đề gì cả. Hãy làm việc mà con muốn nếu con thực sự không thể chịu đựng thêm được nữa. Nhưng trước khi làm vậy, hãy làm việc này trước đã. Con còn nhớ cuốn số tiết kiệm mẹ đưa cho con hôm đám cưới chứ? Hãy rút toàn bộ tiền trong đó và tiêu hết tiền trước đã. Con không nên giữ lại gì từ cuộc hôn nhân tệ hại này đâu.”

Monica nghĩ điều này cũng đúng. Cô đến ngân hàng, ngồi đợi đến lượt mình giao dịch tất toán sổ tiết kiệm.

Trong khi đợi, cô xem qua những ghi chú trong cuốn sổ. Cô xem từng dòng ghi chú về những khoản tiền vợ chồng cô từng gửi vào. Ký ức về tất cả những niềm vui và hạnh phúc bỗng chốc ùa về trong tâm trí. Và nước mắt dâng lên trong mắt cô.

Cô rời ngân hàng và về nhà. Khi về đến nhà, cô đưa cuốn sổ cho Hitesh, và bảo anh hãy tiêu hết số tiền trước khi họ ly dị.

Ngày hôm sau, Hitesh đưa lại cho Monica cuốn sổ tiết kiệm. Cô nhận thấy một khoản tiền 5000 Rs mới được gửi thêm vào với dòng ghi chú: “Đây là ngày anh nhận ra rằng anh yêu em nhiều thế nào sau những năm qua. Em đã mang đến bao nhiêu là hạnh phúc cho anh.”

Họ ôm nhau và khóc, đặt lại cuốn sổ tiết kiệm vào nơi cất an toàn.

Bạn có biết họ đã tiết kiệm được bao nhiêu tiền đến khi về hưu không? Tôi không hỏi điều đó. Tôi tin rằng số tiền đó cũng chẳng quan trọng nữa sau những gì họ đã trải qua trong suốt những năm tháng chung sống hạnh phúc của mình.

“Khi bạn ngã, theo một nghĩa nào đó, đừng chỉ nhìn vào nơi bạn ngã xuống mà hãy nhìn vào nơi bạn bắt đầu trượt chân.

Cuộc đời là để sửa chữa những sai lầm.” Tôi nghĩ rằng điều này có thể áp dụng cho mọi mối quan hệ.

(Sưu tầm)

Câu thần chú hạnh phúc

Tôi lần đầu biết đến sức mạnh của câu nói “Chuyện gì rồi cũng sẽ qua thôi” khi vác bụng bầu quá ngày sinh đi hỏi về kinh nghiệm vượt cạn.

Nhiều bà mẹ trẻ kể cho tôi nghe về những cơn đau dai dẳng không tài nào chịu đựng nổi và khiến tôi thật sự sợ hãi. Chỉ duy nhất một chị ân cần nói với tôi rằng: “Không có gì phải lo lắng cả em gái ạ. Trong lúc ấy, em chỉ cần tự nhủ với lòng mình rằng “Chuyện gì rồi cũng sẽ qua thôi” và cố gắng hết sức để đợi kết quả tốt đẹp cuối cùng”.

03 Sep 2013 --- Drops of water on woman's hands --- Image by © Claudia Rehm/Westend61/Corbis

Và trong hơn 12 tiếng đồng hồ quằn quại với những cơn đau tưởng như có ai cầm lấy ruột mình mà thắt ngược thắt xuôi, giữa muôn tiếng kêu la trời ơi đất hỡi của ba, bốn bà mẹ cùng phòng khác, tôi thấy câu nói này có tác dụng rõ rệt. Nhờ nó, mà tôi luôn cố gắng mím chặt môi mình, tay nắm chắc thành giường, nhắm nghiền mắt chịu đựng để dồn sức cho giây phút được nghe tiếng khóc chào đời của con. Đúng là chuyện gì rồi cũng sẽ qua, đau đớn đến mấy rồi cũng sẽ qua đi. Tôi vượt cạn thành công và đón quả ngọt từ những nỗ lực của mình, là một em bé khỏe mạnh nặng 3,7 kg.

Sau này, tôi đem câu thần chú ấy ứng dụng nhiều hơn trong cuộc sống, vào những khi quanh tôi bao khó khăn chồng chất mà không có một ai để bấu víu. Như thời kỳ chồng đi công tác xa nhà ngay khi tôi vừa có thai đứa thứ hai, phải vất vả một mình đêm đêm thức dỗ cô con gái chưa đầy 18 tháng tuổi khóc nấc vì sốt, đợi con ngủ lại một mình dậy thay ga giường, xử lý nhanh gọn “thành phẩm” mỗi trận nôn trớ của con. Tôi luôn tự nhủ với mình, rằng giai đoạn mệt nhọc này rồi cũng sẽ qua đi. Và quả thực là vậy, tôi nay đang được tận hưởng thành quả từ những cố gắng của mình, là sự thảnh thơi, ngồi mỉm cười nhìn lại những ngày tháng vất vả đã qua.

Nhớ có lần, cô bạn gái đem nỗi đau quằn quại khi bị tình phụ chia sẻ với tôi. Nghe kể, cô ấy vì một gã Sở Khanh mà tan nát cả cõi lòng, mâu thuẫn giữa vừa hận vừa yêu, giữa cố quên mà lại vô tình nhớ quay quắt đến nỗi khóc ròng nhiều đêm. Nên mặc dù đã chia tay, nhưng nhiều khi cô vẫn muốn nuông chiều bản thân, để được nhắn tin, được gặp gỡ và được kẻ ấy ôm hôn vỗ về. Bởi cô không thể chịu đựng nổi khát khao yêu thương đang gào thét trong tâm can. Nhưng chỉ cần xõa ra như vậy, là tôi biết, cô bạn tôi sẽ lại rơi vào vòng xoáy của những bất hạnh, khổ đau.

Nên tôi đã đưa câu nói “Chuyện gì rồi cũng sẽ qua thôi” để khuyên nhủ cô, nhắc rằng bất cứ chuyện gì, kể cả nỗi đau mà cô đang phải chịu đựng rồi cũng sẽ lắng lại. Tôi muốn bạn tôi bình tâm, đừng hành động bốc đồng, dại dột mà nên im lặng cố gắng vượt qua dù sóng trong lòng có dữ dội đến bao nhiêu đi nữa. Chắc chắn đến một ngày, cô sẽ thấy bình thản khi nhìn lại nỗi đau của ngày hôm nay, tự lúc nào nó đã qua đi, đã ngủ quên ở góc nào đó trong tâm hồn.

May thay, cô bạn ấy đã nghe lời tôi, cố gắng kiềm chế cảm xúc của mình để làm chủ được tương lai. Cô nay đã hạnh phúc với một gia đình nhỏ, bên cạnh một người chồng hết mực yêu thương, trân trọng cô. Và nét mặt cô đã rất tự nhiên, thoải mái khi cùng tôi nhắc lại nỗi đau của ngày xưa.

Có thể với nhiều người, những khó khăn kể trên của tôi và bạn tôi sẽ không là gì cả. Nhưng rõ ràng, chúng tôi vẫn được quyền coi mình là những người hùng khi đã đón nhận và vượt qua chúng bằng một thái độ lạc quan, tin rằng ánh sáng luôn nằm ở cuối con đường nỗ lực của mình.

Và bởi chuyện gì rồi cũng sẽ qua thôi, nên đừng quá bi quan vào hiện tại nếu như bạn đang gặp bất hạnh. Hãy nhớ rằng, rất nhanh thôi, tất cả mọi chuyện của ngày hôm nay sẽ trở thành dĩ vãng của ngày mai. Chỉ cần bạn mạnh mẽ vượt qua khó khăn, kết quả tốt đẹp sẽ đợi chờ bạn ở tương lai.

(Sưu tầm)

Không thể dối trời

Nếu không nhờ ông trời, làm sao có thể đánh bật gốc cây, bẻ đôi trụ điện mà phơi bày tất cả cái sự gian dối của con người trước bàn dân thiên hạ?

ni-lon-boc-cay-xanh-57805

Công nhân đào đất gỡ lưới cước bọc gốc cây xanh (Ảnh Nguyễn Dương)

Giông lốc kinh hoàng tàn phá Hà Nội chiều 13-6 đã gây thiệt hại nghiêm trọng về người và của. Tuy nhiên, thiên tai bất ngờ cũng đã làm “lộ” ra cái sự “gian dối” của con người khiến dư luận té ngửa.

Hàng loạt cây xanh mới được trồng trên các tuyến phố bị đổ la liệt. Điều khiến người dân hết sức ngạc nhiên là ở những cây bị đổ ấy, bầu đất gốc cây vẫn còn bọc nguyên lưới và dây chằng buộc. Có những cây tuy không bị đổ nhưng nước mưa cuốn trôi lớp đất phủ để lộ ra những lớp bọc bằng lưới quanh mỗi gốc cây. Thế có nghĩa là khi trồng, người ta cứ để nguyên bọc lưới mà hạ xuống không thèm cắt bỏ để cây tiếp xúc với đất. Một “kĩ thuật” trồng cây có lẽ chỉ có ở xứ ta.

Không chỉ cây xanh mới trồng bị bật gốc ngã đổ, có cột đèn trên các tuyến phố cũng bị ông trời “hạ gục” một cách khó tin. Trụ đèn bằng bê tông cốt thép bị gió lốc quật gãy một cách dễ dàng, vết gãy tựa như vết cắt rất ngọt, khiến lộ ra thân trụ chỉ có bê tông, không có cốt thép hoặc nếu có thì cũng chỉ lèo tèo vài sợi thép. Mục sở thị chất lượng trụ đèn như thế, người dân không khỏi lo lắng bởi hiểm họa lơ lửng trên đầu, bất cứ lúc nào cũng có thể ập xuống gây tai nạn cho người và phương tiện tham gia giao thông.

Trước đây, dư luận cũng đã từng chứng kiến cảnh tương một số công trình xây dựng đổ vỡ, hư hỏng chỉ sau một trận mưa, bão. Tháng 8/2012, hố tử thần bẻ đôi đường Lê Văn Lương sau trận mưa ảnh hưởng của cơn bão số 5. Tương tự, tháng 10/2014, đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai vừa mới đưa vào sử dụng đã bị nứt ngang lún dọc sau mấy trận mưa liên tiếp!

Cả hai sự cố hỏng đường nói trên, người ta đều đổ tội cho ông trời để lấp liếm những khiếm khuyết trong quá trình thiết kế, thi công, giám sát, nghiệm thu… Còn việc đổ cây, gãy trụ điện hàng loạt chiều 13/6 vừa qua ở Hà Nội, có lẽ rồi cũng tại ông trời vì tất cả đều đúng qui trình, đúng kĩ thuật như các vị lãnh đạo sở Xây dựng và Tổng Công ty Điện lực Hà Nội đã khẳng định? Có điều, nếu không nhờ ông trời, làm sao có thể đánh bật gốc cây, bẻ đôi trụ điện mà phơi bày tất cả cái sự gian dối của con người trước bàn dân thiên hạ?

Thế mới hay, người ta có thể “dối trên lừa dưới” nhưng không thể dối… trời!

Nguyễn Duy Xuân

Nguồn: http://dantri.com.vn

Nhặt chiếc nhẫn rơi – chuyện cổ tích giữa đời thường

Một ngày nọ, ông Billy Ray Harris – một người lang thang 55 tuổi, ăn xin tại đầu đường Kansas (năm 1861 được công nhận là tiểu bang 34 thuộc miền Trung nước Mỹ). Một cô gái tên Sarah Darling đi ngang qua, cho vào trong chén của ông một ít tiền, nhưng cô không chú ý rằng chiếc nhẫn trên tay cũng vô tình rơi vào chén.

chiec-nhan-roi-3

Chiếc nhẫn cải biến vận mệnh của Billy (ảnh)

Sau khi Billy thấy, ông muốn bán chiếc nhẫn đi, có chủ tiệm ra giá 4000 đô-la. Đối với một người lang thang mà nói, đó đúng là một số tiền to lớn, nhưng Billy nghe xong lại do dự…

Sau mấy ngày cân nhắc, Billy quyết định đem chiếc nhẫn trả lại cho người đã mất. Ông ngồi đợi và trả nhẫn lại cho Sarah.

Khi Sarah nhận lại chiếc nhẫn đã mất của mình, cô vô cùng cảm kích, bởi vì đó là chiếc nhẫn đính hôn của cô, ý nghĩa vô cùng to lớn. Để tỏ lòng cảm ơn, Sarah và người chồng hứa hôn của mình quyết định quyên tiền cho Billy, giúp ông có một cuộc sống bình thường như mọi người. Lúc ấy, hai người cho rằng có lẽ được vài ngàn thôi, không ngờ nhiều người sau khi nghe câu chuyện đó, đều rất cảm động, ba tháng sau đã quyên được gần 190 ngàn đô-la.

chiec-nhan-roi-1

Ảnh Billy và vợ chồng Sarah

Billy dùng số tiền đó mua nhà, mua xe, nhưng vận may vẫn chưa hết.

Sau khi câu chuyện của Billy được truyền thông đưa tin, người chị thất lạc 16 năm thấy ảnh ông trên tivi, cuối cùng đã tìm được ông. Ông cứ nghĩ rằng người chị này đã qua đời.

chiec-nhan-roi-2

Billy và người nhà đoàn tụ

Cứ như vậy, Billy không chỉ có tiền, tìm lại được gia đình, mà còn có người bạn tốt là Sarah và gia đình cô.

Sau khi Sarah kết hôn, cô có một đứa bé. Cô nói sẽ kể cho con của cô rằng Billy đối với gia đình cô quan trọng thế nào. Hơn nữa, câu chuyện chân thật này sẽ giúp đứa trẻ hiểu được điều gì là đúng, điều gì là sai. Như vậy, nhiều người đã hợp sức để thay đổi cuộc đời một người xứng đáng với sự trợ giúp đó.

Bây giờ, khi mọi người nhìn thấy Billy, họ không phải bố thí nữa, mà là nắm tay ông, chúc mừng ông.

Billy nói, khi nhớ lại nỗi khổ trước kia, ông vô cùng cảm tạ các vị Thần đã cho ông cơ hội này, cho ông quay lại cuộc sống của một người bình thường. Ông sẽ sống thật tốt, để những người trợ giúp ông biết tấm lòng của họ không hề uổng phí.

Đây thật giống một câu chuyện thần thoại, các vị Thần để một kẻ lang thang nhặt được chiếc nhẫn, thử thách lòng tham của ông, kết quả kẻ lang thang vượt qua được cám dỗ, từ đó về sau sống một cuộc sống hạnh phúc.

Qua câu chuyện này, phải chăng có thể nói rằng, khi chúng ta làm việc tốt, bằng cách này hay cách khác chúng ta sẽ luôn nhận được những điều tốt đẹp cho tương lai của mình?

 (Sưu tầm)

Cần bên thứ ba giám sát việc vòi tiền ở sân bay

Chuyện hành khách khi làm thủ tục xuất nhập cảnh tại sân bay quốc tế của Việt Nam phải đối mặt với nạn hạch sách, vòi vĩnh đã không còn xa lạ…

Và hành khách vì ngại những rắc rối, phiền toái, có thể ảnh hưởng đến giờ bay của mình đành ngậm ngùi “móc tiền” ra để qua cửa.

Rất nhiều bạn đọc đã chia sẻ câu chuyện mình hoặc người thân của mình bị vòi vĩnh khi làm thủ tục xuất nhập cảnh.

Đủ kiểu vòi tiền

Chị Nguyễn Thị Kim Khánh đã chia sẻ câu chuyện của anh trai mình từ Cannada về thăm gia đình cách đây không lâu. Anh trai của chị cũng mang theo hành lý, trong đó có một laptop định tặng cho gia đình và khi đến cửa hải quan đã bị chặn lại và vặn vẹo kiểu “tại sao lại mang về máy mới như vậy”, sau đó săm soi các hành lý khác và sử dụng các hình thức câu giờ. Cuối cùng sau khi phải chờ đợi quá lâu và mệt mỏi về một hành trình bay dài nên anh đành chào thua và chịu móc hầu bao để được yên thân.

Bạn đọc khác thì kể trường hợp người thân từ Mỹ về mang theo hai máy tính, một iPad đã qua sử dụng. Khi đến sân bay Tân Sơn Nhất, hành khách bị “bắt đứng chờ, không đưa tiền thì không cho qua hàng cũ đã sử dụng, mang về Việt Nam làm quà”. Bạn đọc này cho biết nhân viên sân bay tự thò tay vào túi hành khách lấy 30 USD rồi cho ra…

sb

Hành khách đi nước ngoài chờ kiểm tra hành lý ký gửi tại phòng soi của hải quan sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất chiều 7-4 – Ảnh: T.Thắng

Bạn đọc Kevin Le kết luận: Nói thẳng thì mất lòng nhưng khách Việt kiều thường xuyên bị tình trạng nhũng nhiễu từ tất cả các bộ phận trong sân bay Tân Sơn Nhất. Công an xuất nhập cảnh, hải quan, an ninh sân bay ở Tân Sơn Nhất đều có vấn đề về thái độ cư xử và cách nói chuyện với người Việt mang hộ chiếu nước ngoài.Độc giả khác cho biết khi làm thủ tục đi Tokyo (quá cảnh sang Mỹ), nhân viên phụ trách nói là hàng đã “chạm ngưỡng” trọng lượng, cần bỏ ra ít đồ. Khi hỏi lại có cách nào giải quyết để không phải bỏ bớt đồ ra không thì người này cười. Sau khi “biếu” 5 USD thì chuyện êm xuôi.

Nên sử dụng bên thứ ba giám sát

Chuyên gia kinh tế, giảng viên chương trình giảng dạy Fullbright Huỳnh Thế Du gợi ý một cách giám sát hiệu quả, đó là hợp tác công – tư, hợp đồng với một công ty tư nhân có bộ phận giám sát việc làm của hải quan, như cách của Indonesia từng làm.

Ông Du cũng cho rằng nên sử dụng camera giám sát hoạt động, nhưng được theo dõi bởi đơn vị độc lập, tránh tình trạng “vừa đá bóng vừa thổi còi” như hiện nay.

Theo PGS.TS Nguyễn Thiện Tống – chủ tịch chi hội hàng không thuộc Hội tư vấn khoa học công nghệ và quản lý HASCON, việc cần làm là công khai hóa bằng các văn bản quy định, hướng dẫn kỹ về quyền và trách nhiệm mà hành khách phải thực hiện khi làm các thủ tục xuất nhập cảnh ở cổng hải quan.

sb1

Ảnh minh họa

Theo ông, cần công khai và cung cấp những số điện thoại đường dây nóng ở những vị trí thuận lợi cho hành khách quan sát, để khi có những sự cố xảy ra hành khách có thể nhanh chóng gọi điện và kiến nghị giải quyết để hạn chế những việc gây nhũng nhiễu này.Ông Tống nhấn mạnh phải có những hình thức kỷ luật, xử phạt với những người thi hành nhiệm vụ mà cố tình cung cấp sai thông tin, “lập lờ đánh lận con đen” hòng moi tiền hành khách.

Ở một khía cạnh khác, ông Tống cho rằng mỗi hành khách cũng nên tự tìm hiểu những quy định về việc xuất nhập cảnh nói chung và việc vận chuyển hàng hóa nói riêng để nếu gặp những trường hợp cán bộ hải quan bắt chẹt, vòi vĩnh thì có cơ sở để phản biện và bảo vệ bản thân mình.

Ông Tống thẳng thắn bày tỏ quan điểm về khía cạnh đạo đức của cán bộ công chức. Phải làm sao để cán bộ nói chung và bộ phận hải quan, cảnh sát nói riêng ý thức được đạo đức nghề nghiệp, không gây ra hiện tượng nhũng nhiễu, tham quyền, hối lộ. Việc làm đó phải được thực hiện từ cấp dưới đến cấp trên, từ địa phương đến trung ương.

Ông nhấn mạnh nếu không đặt nặng vấn đề đạo đức trong tuyển lựa con người thì pháp luật cần phải rõ ràng và chặt chẽ. Trong khi hiện nay chúng ta buông lỏng và dễ châm chước những hành vi thiếu đạo đức đang diễn ra.

========

Nạn vòi vĩnh ở sân bay quốc tế

Tình trạng hải quan vòi vĩnh tiền bạc từ hành khách nhập cảnh tại các sân bay quốc tế là chuyện khá phổ biến ở các nước đang phát triển.

Hồi đầu tháng 3, cả ngành hàng không và an ninh Pakistan chấn động khi báo Anh Sunday Mirror tung lên mạng đoạn video quay cảnh một nhân viên hải quan ở sân bay Islamabad đòi một du khách Anh đút lót 1 bảng Anh để không bị kiểm tra hành lý. Lập tức các chuyên gia an ninh hàng không và Bộ Giao thông Anh lên tiếng yêu cầu chính quyền Pakistan phải mở cuộc điều tra hành vi trắng trợn này.

Trên các trang web du lịch, rất nhiều du khách quốc tế than phiền việc hải quan tại các sân bay ở Ấn Độ, đặc biệt là Mumbai, vòi tiền khi làm thủ tục nhập cảnh nếu mang theo nhiều hàng hóa. Tại trang web http://www.ipaidabribe.com, một hành khách kể hồi tháng 1-2013 khi đến sân bay Mumbai cũng bị hải quan vòi tiền vì trong hành lý ký gửi có một chiếc tivi LCD lớn. Hành khách này cương quyết không đưa tiền hối lộ. Sự cương quyết này khiến các nhân viên hải quan tham nhũng phải nhượng bộ.

Hồi tháng 6-2014, Cục Điều tra trung ương Ấn Độ (CBI) đã bắt giữ một quan chức cao cấp của ngành hải quan tại sân bay Indira Gandhi ở thủ đô New Delhi vì tội nhận tiền hối lộ từ một doanh nhân. Nhiều du khách cũng than phiền việc hải quan Indonesia ở sân bay Bali hay đòi hành khách phải chi 20 USD để được làm thủ tục nhập cảnh nhanh chóng.

Tệ hơn nữa, nhiều nhân viên hải quan làm nhiệm vụ kiểm tra hộ chiếu luôn soi mói, tìm xem trong hộ chiếu hành khách có bất kỳ vấn đề nhỏ nào để buộc họ phải chi ít nhất 10 USD thì mới được đi qua. Thời gian qua Ủy ban Quảng bá du lịch Indonesia đã nhiều lần kêu gọi chính quyền Indonesia phải chấn chỉnh hoạt động của hải quan sân bay Bali để tránh ảnh hưởng đến du lịch.

Các trang web du lịch quốc tế thường tư vấn hành khách luôn giữ hóa đơn các loại hàng hóa mình mang theo để tránh bị nhân viên hải quan vặn vẹo. Hành khách tuyệt đối không hối lộ nhân viên hải quan vì đưa hối lộ là hành vi bị phạt tù ở nhiều quốc gia. Họ cũng nên tìm hiểu khu vực mình sẽ bay đến và sẵn sàng gọi đường dây nóng chống tham nhũng địa phương khi cần thiết.

Nguồn: http://tuoitre.vn

Những lỗi chính tả “ngớ ngẩn” trên hàng trăm tấm bằng tốt nghiệp

bang-tot-nghiep-sai-chinh-ta

Pharmacy được ghi thành Farmacy trong tấm bằng tốt nghiệp của Trường trung cấp bách khoa Bình Dương. (Ảnh: báo Đồng Nai)

Trường trung cấp bách khoa Bình Dương: Gần 100 tấm bằng tốt nghiệp ngành dược sĩ trung cấp bị sai chính tả

Mới đây, báo Đồng Nai đưa tin, sau khi nhận bằng tốt nghiệp ngành dược sĩ trung cấp, gần 100 học viên của Trường trung cấp bách khoa Bình Dương thuộc chi nhánh đào tạo tại Đồng Nai (Trường đại học Đồng Nai) phát hiện văn bằng bị sai lỗi chính tả phần tiếng Anh.

Cụ thể là thay vì ngành đào tạo là dược sĩ phải được ghi là Pharmacy Technician, nhưng trong bằng lại ghi thành Farmacy Technician, mà từ này trong từ điển tiếng Anh lại hoàn toàn không có nghĩa.

Sau khi phát hiện lỗi sai, một số học viên trong trường đã liên hệ phản ảnh vấn đề này với nhà trường, đề nghị sửa lại cho đúng nhưng nhà trường không thừa nhận sai, có thầy còn giải thích chữ Pharmacy và Farmacy là cùng nghĩa vì chữ Ph và chữ F là một, giống như tiếng Việt có từ bí đao và bí xanh cũng đều là… bí???

Có người cho biết, khi mang bằng đến công chứng thì cơ quan công chứng không chấp nhận vì bằng bị sai chính tả, nghi ngờ là bằng giả, một số tiệm thuốc tay cũng không chấp nhận tấm bằng “ngớ ngẩn” trên.

Các học viên mong muốn được cấp lại một tấm bằng mới, nhưng không được nhà trường chấp thuận. Trao đổi với phóng viên Báo Đồng Nai, Hiệu trưởng Trường trung cấp bách khoa Bình Dương, ThS. Mai Anh Nguyệt khẳng định: “Phần tiếng Anh ghi trong bằng khi dịch ra tiếng Việt chỉ mang nghĩa tương đối. Do đó, văn bằng mà nhà trường đã cấp cho học viên là không sai. Nếu học viên có nhu cầu thay đổi thì nhà trường sẽ chỉ cấp thêm quyết định điều chỉnh hoặc bản sao, chứ không thể cấp lại bằng tốt nghiệp khác”.

Đại học Huế: 262 sinh viên nhận tấm bằng tốt nghiệp sai chính tả

Năm 2014, 262 bằng tốt nghiệp ĐH của sinh viên mới ra trường ở 2 chuyên ngành Quản trị kinh doanh và Du lịch học thuộc Đại học Huế đã bị sai lỗi chính tả, cụ thể viết sai từ “July” thành chữ “Yuly” khiến nhiều sinh viên rơi vào cảnh khốn đốn.

bang-tot-nghiep-sai-chinh-ta1

July được viết thành Yuly. (Ảnh: petrotimes)

Do có sự cố trên tấm bằng này nên nhiều sinh viên sau khi ra trường đã không thể công chứng bằng Đại học để nộp đơn xin việc vì phía công chứng nói bằng bị sai, không thể làm được. Một số khác cầm tấm bằng này đi du học cũng bị lỡ dở bởi lỗi chính tả ngớ ngẩn nói trên.

Đại học Tây Nguyên: Bằng tốt nghiệp loại giỏi của 18 sinh viên ngành Sư phạm tiếng Anh bị sai chính tả

Sau khi nhận bằng, các sinh viên phản ánh lại rằng, trong tấm bằng này, dòng tiếng Anh ở chỗ xếp loại tốt nghiệp ghi “very good” thành “verry good” (thừa một chữ “r”).

Chỗ ghi ngày – tháng – năm cấp bằng cũng bị sai, bằng ghi “Dak Lak, 26 August 2014”, trong khi đúng chính tả theo tiếng Anh phải là “Dak Lak, August 26th 2014”.

bang-tot-nghiep-sai-chinh-ta2

(Ảnh: baodatviet)

ĐH Khoa học (ĐH Thái Nguyên): Hơn 700 sinh viên nhận bản sao bằng tốt nghiệp sai chính tả

Năm 2013, khi nhận bản sao bằng tốt nghiệp hệ chính quy của ĐH Khoa học (ĐH Thái Nguyên), hàng trăm sinh viên đã phát hiện ra chức danh Hiệu trưởng trong tấm bằng bị lỗi, được viết lại thành “Hệu trưởng”.

bang-tot-nghiep-sai-chinh-ta3

Hiệu trưởng trường ĐH Thái Nguyên đã xin lỗi các sinh viên và cho biết, sẽ thu hồi lại bản sao bị lỗi và cấp lại cho sinh viên bản khác miễn phí.

Đại học Quang Trung: Khoảng 500 trăm tấm bằng sai chính tả cấp cho sinh viên

Năm 2013, trường Đại học Quang Trung (tỉnh Bình Định) đã cấp khoảng 500 trăm tấm bằng bị sai chính tả, khiến cho nhiều sinh viên chính quy, liên thông, cao đẳng đại học gặp khó khăn khi đi xin việc.

bang-tot-nghiep-sai-chinh-ta4

Thay vì ghi Construction thì trên tấm bằng lại ghi là Contruction, thiếu chữ s. (Ảnh: baophapluat)

Một sinh viên cho biết, sau 2 năm tốt nghiệp ra trường, em và nhiều bạn sinh viên cùng khóa vẫn chưa thể xin được việc bởi hầu hết các công ty, doanh nghiệp, đơn vị đều không chấp nhận tấm bằng tốt nghiệp bị sai chính tả mà nhà trường đã cấp. Khi đến phòng đào tạo xin cấp đổi lại bằng thì nhà trường chỉ in cho các sinh viên này một tờ giấy A4 có ghi: Quyết định sửa bằng.

Đại học Sài Gòn: Hàng trăm sinh viên ngành Công nghệ thông tin Khóa 2007 – 2011 nhận bằng tốt nghiệp sai chính tả

Cụ thể, phần thông tin tiếng Anh trên bằng Đại học, chuyên ngành “Công nghệ Thông tin”, được viết thành “infomation” (thiếu chữ “r”, đáng lẽ phải là “information”).

bang-tot-nghiep-sai-chinh-ta5

“Informations” bị viết lại thành “information”, thiếu 1 chữ s. (Ảnh: petrotimes)

Các bạn sinh viên cho biết, khóa 2007 – 2011 có 4 lớp với số sinh viên khoảng 220 người. Đa số khi nhận bằng đều không để ý đến sự sai sót này nhưng đến khi đi xin việc, kiểm tra lại thì lại phát hiện ra.

Nguồn: https://daikynguyenvn.com

Ngao ngán với “thú vui” dự đám ma người nổi tiếng

–  Đám đông vỗ tay, cười đùa vô duyên khi Hoài Linh đến viếng Duy Nhân

Trong đám tang của những nghệ sĩ, không khó khăn để bắt gặp những đám đông khán giả hiếu kỳ và tò mò tới mức khó tin. Chẳng biết tự bao giờ, tang lễ của nghệ sĩ, người nổi tiếng đã trở thành một “dịp vui” với rất nhiều những con người thiếu văn hóa và vô cảm. Nếu cần một ví dụ rõ ràng nhất về văn hóa ứng xử của khán giả Việt đối với nghệ sĩ, hãy nhìn cách họ làm ngay trong những đám tang…

linh3

Hoài Linh đã phải dùng tay ra hiệu cho mọi người im lặng, ảnh hưởng đến đám tang 

Những người thân quen của Duy Nhân đã nghẹn ngào nói lời xin lỗi, khi họ không thể hoàn thành tâm nguyện cuối của anh. Nghệ sĩ là những người thuộc về công chúng. Ngay từ khi bước chân vào con đường nghệ thuật, những người nghệ sĩ đã phải xác định rõ ràng điều đó. Nhưng, là người của công chúng không có nghĩa mọi thứ trong cuộc đời họ đều chỉ để phục vụ cho đám đông – đôi khi ích kỷ và vô cùng đáng sợ. Nhìn vào cách thiên hạ nô nức tới tham gia đám tang nghệ sĩ, người ta mới cảm thấy hết những chua chát và đắng nghét của kiếp người nổi tiếng. Lúc sinh thời, ngoài ánh hào quang hư ảo phủ quanh tên tuổi, người nghệ sĩ đã phải đối mặt với vô số những rắc rối, phiền toái tới từ sự tò mò, hiếu kỳ của dư luận. Mọi điều họ làm, mọi lời họ nói, mọi quan hệ họ có đều được đặt dưới cặp mắt săm soi của đám đông, bất kể đúng hay sai. Có điều, đó cũng là những điều chẳng đặng đừng khi chấp nhận cuộc sống của một người nổi tiếng. Tuy nhiên, khi những rắc rối và mỏi mệt ấy còn kéo theo họ ngay cả trong tang lễ của chính mình thì quả thật, đó là điều rất khó lòng chấp nhận. Nếu trong đám tang của người đã khuất có sự tham dự đông đủ của người thân, họ hàng, bạn bè xa gần, hẳn họ sẽ cảm thấy vô cùng ấm áp. Nhưng khi đám đông tụ tập bên ngoài hoàn toàn là những người xa lạ, không chút quen biết và kéo tới chỉ nhằm phục vụ sự hiếu kỳ của bản thân, đó lại là một câu chuyện hoàn toàn khác.

dma

Ảnh: Yan.vn

Trong đám tang của những nghệ sĩ, không khó khăn để bắt gặp những đám đông khán giả hiếu kỳ và tò mò tới mức khó tin. Họ sẵn sàng chen lấn, tranh giành một vị trí đẹp như thể đang xem một liveshow miễn phí. Họ thản nhiên hú hét, cuồng nhiệt gọi tên thần tượng hệt như đang tham dự một cuộc họp FC. Họ cũng chẳng mảy may quan tâm tới những ánh mắt nhìn khó chịu, những cái lắc đầu ngao ngán hay thậm chí là cả những câu nạt nộ, bực bội từ lực lượng bảo vệ hay người thân của nghệ sĩ mới ra đi. Họ được gọi chung là “khán giả”. Những khán giả của showbiz Việt. Họ không phải là những người trẻ tuổi để có thể bao biện do nhận thức hay tuổi trẻ. Họ cũng không phải toàn các bà, các chị để có thể viện lý do “tính đàn bà”. Họ bao gồm cả những thanh niên trai tráng và khỏe mạnh, thậm chí ăn vận sành điệu và sở hữu điện thoại thông minh, đủ để chụp những bức hình tự sướng đẹp đẽ và rõ nét, ngay giữa đám tang! Và hẳn, họ có biết sử dụng mạng xã hội, để đăng tải lên những bức hình cùng nghệ sĩ trong đám tang như khoe khoang một sự tự hào vô bờ bến!

dma1

Ảnh: Yan.vn  

Chẳng có cái lắc đầu nào diễn tả hết sự ngao ngán, không có lời nói bức xúc nào thể hiện hết sự khó chịu đối với những kẻ mang danh “khán giả” kia. Họ giống như một thứ dịch bệnh đáng ghét và có sức lây lan khủng khiếp. Từ xa xưa như đám tang của Lê Công Tuấn Anh, cũng đã có hàng ngàn người kéo tới đứng chật đường chỉ để xem mặt bạn bè của chàng diễn viên tài hoa bạc mệnh. Trong tang lễ của Wanbi Tuấn Anh, vô số “khán giả” cũng không quản ngại đường sá xa xôi tới với chàng ca sĩ với mục đích chính là… được nhìn tận mắt những bạn bè ca sĩ nổi tiếng tới thắp nén nhang cho anh lần cuối. Và rồi trong ngày đau buồn của gia đình Duy Nhân, họ cũng thản nhiên kéo tới, thản nhiên cười nói ngay trên nỗi đau đớn không thể chia sẻ bằng lời của những người ở lại… Gia đình của Wanbi Tuấn Anh đã mỏi mệt “xin” đừng làm phiền thêm nữa, quản lý của anh cũng phải dùng uy tín của mình nhờ người quen hạn chế bớt đám đông tò mò đang kéo tới mỗi lúc một đông. Giữa những nỗi buồn không thể diễn tả hết bằng lời và những giọt nước mắt đang lặng lẽ rơi, tiếng cười đùa, sự háo hức của những con người vô cảm đứng phía ngoài cứ lạc lõng và độc ác tới mức khó tin…

dma2

Ảnh: Yan.vn

Người mẹ, người chị và cả cô vợ tội nghiệp của chàng người mẫu Duy Nhân vừa phải gồng mình gánh chịu nỗi đau mất mát quá lớn, vừa phải lặng lẽ chịu đựng những cái nhìn săm soi, những câu nói khiếm nhã tới từ những vị khách không mời. Đám tang buồn thảm của họ đang được xem như một “cuộc vui” tàn nhẫn – nơi những vị “khán giả” kia tìm kiếm chút niềm vui, thỏa mãn sự tò mò vô nghĩa của mình ngay trên nỗi đau của người nghệ sĩ. Ngay cả những người bạn bè của Duy Nhân hay Wanbi Tuấn Anh cũng phải gánh chịu chung những điều phiền phức, khó chịu mà đám đông kia mang lại. Họ chen lấn, xô đẩy nhau để tới gần những ngôi sao, không ngại ngần tạo dáng điệu đà ngay trong không gian nghiêm trang của nhà tang lễ, thậm chí còn vỗ tay và hú hét khi những nghệ sĩ nổi tiếng như Hoài Linh hay Đông Nhi xuất hiện. Và bất chấp sự khó chịu từ gia đình người đã khuất hay chính những nghệ sĩ, bạn bè của họ, những con người vô cảm ấy vẫn thản nhiên hùa theo nhau trong “trò vui” không chút tình người, với thứ lý do ngao ngán: “Đám tang nghệ sĩ người ta mới đi xem, chứ người bình thường đâu phải xem để làm gì?” Họ có thể bao biện bằng lý do “hâm mộ”, nhưng chẳng có người hâm mộ chân chính nào có cách ứng xử tệ hại tới như thế, ngay trong tang lễ của người mình yêu mến. Trong số những kẻ đang chen chúc góp mặt trong đám tang kia, liệu có bao nhiêu người đã thành kính thắp cho hương hồn người nghệ sĩ một nén nhang? Hay đơn giản hơn chỉ là một lời cầu chúc thành kính xuất phát từ trong tư tưởng, chứ chưa cần phải diễn đạt bằng lời…

dma3

Ảnh: Yan.vn

Không. Tất cả những gì họ mang tới đám tang người nghệ sĩ chỉ là những háo hức dốt nát, những cuồng nhiệt không thể đặt tên. Sự hào hứng a dua đó tạo nên một đám đông vô cảm, ích kỷ và đáng sợ. Họ sẵn sàng chen lấn, giành giật nhau một chỗ đứng đẹp chỉ vì sợ “thiệt thòi” khi không được tận mắt chứng kiến từng nghệ sĩ bằng xương, bằng thịt. Họ chẳng ngại ngần dày mặt lao vào xin chụp hình cùng ngôi sao, bất chấp những cái nhìn khó chịu từ khổ chủ đang hướng thẳng về mình. Họ cũng chẳng cần suy nghĩ sâu xa tới điều gì hết, bởi xung quanh họ đang là cả một đám đông giống hệt như mình. Tôi sai ư? Vậy thì đám đông xung quanh tôi có ai là đúng? Cái suy nghĩ đáng sợ ấy không chỉ khiến tất cả những đám tang nghệ sĩ bị bao phủ bởi bóng đen văn hóa ứng xử từ khán giả, mà còn làm cho nỗi buồn thêm trĩu nặng trong lòng những người nghệ sĩ có mặt vĩnh biệt người đồng nghiệp. Nỗi đau không chỉ tới từ sự mất mát người thân mình yêu quý, mà còn đến từ sự mất mát rất lớn trong niềm tin, sự tôn trọng họ giành cho khán giả – một phần không thể thiếu trong cuộc đời làm nghệ thuật của mình.

Nguồn: http://tccl.info/vn

20 bài học vô giá giúp bạn sống tốt và ý nghĩa hơn

Cuộc sống luôn dạy cho ta những bài học quý giá mà bạn nên biết để sống tốt và ý nghĩa hơn. Dưới đây là 20 bài học vô giá mà cuộc sống dạy bạn. Cùng đọc và suy ngẫm nhé!

1. “Cuộc sống vốn không công bằng hãy tập quen dần với điều đó” – Bill Gates.

bh

2. Đừng vội đánh giá người khác qua vẻ bề ngoài.

2

3. Đừng ngại thay đổi. Bạn có thể mất một cái gì đó tốt nhưng bạn có thể đạt được một cái gì đó tốt hơn.

3

4. Cách người khác nhìn nhận bản thân bạn không quan trọng bằng việc bạn nhìn nhận bản thân mình ra sao.

4

5. Bạn không thể chọn được nơi mình sinh ra nhưng bạn có thể chọn được cách mình sống.

5

6. Đừng quan tâm tới những kẻ nói xấu sau lưng bạn, vì chỗ của họ là ở đó. Mãi mãi sau lưng bạn mà thôi.

6

7. Những điều không thể hạ gục bạn sẽ làm bạn mạnh mẽ hơn.

7

8. Chính bạn là người tạo nên con đường cho chính mình.

8

9. Thành thật có thể không mang lại nhiều bạn bè nhưng nó luôn mang lại những người bạn đúng nghĩa.

9

10. Muốn thành công phải trải qua thất bại. Sống ở đời có dại mới có khôn.

10

11. Đừng sợ hãi kẻ thù trước mặt mà hãy đề phòng những người bạn giả dối sau lưng.

11

12. Bạn bè ranh giới của nó thật mong manh. Trong cuộc vui không biết ai là bạn. Lúc hoạn nạn mới biết bạn là ai.

12

13. Khi giơ một ngón tay chỉ trích người đối diện, hãy nhớ ba ngón tay kia đang hướng về phía ta. Nếu bạn không muốn bị chỉ trích thì đừng bao giờ chỉ trích người khác

13

14. Có một ngày bạn cảm thấy cuộc sống thật gian nan, nhưng như vậy thì thành quả gặt hái được có thể rất to lớn.

14

15. Vẽ người, vẽ mặt, khó vẽ xương. Biết người, biết mặt, khó biết lòng.

15

16. Bạn không thể thành công nếu không dám mạo hiểm.

16

17. “Thời gian của bạn là hữu hạn, vì thế đừng phí thời gian vào việc sống cuộc đời của người khác” – Steve Jobs.

17

18. Đôi khi bạn cần phải im lặng, nuốt cái tôi vào trong và chấp nhận rằng bạn sai. Đó không phải là bỏ cuộc, đó là trưởng thành.

18

19. “Đừng bao giờ đùa giỡn với cảm xúc của người khác. Bởi lẽ bạn có thể thắng trong trò chơi đó, nhưng chắc chắn bạn sẽ đánh mất người đó cả đời” – Shakespeare.

19

20. Hãy biết trân trọng những gì bạn đang có và học cách yêu thương người khác vì xung quanh chúng ta còn rất nhiều mảnh đời thiếu may mắn.

20

(Sưu tầm)