Mỹ nhân và 12 cung hoàng đạo

“Giai nhân tự cổ như danh tướng. Bất hứa nhân gian kiến bạch đầu”. Mỹ nhân thời cổ đại nổi tiếng ngàn năm với những câu chuyện khuynh thành bại nước. Bạn có bao giờ tưởng tượng rằng mình giống ai trong số họ hay không?


Bạch Dương (21/03 – 20/04)
Công Tôn Đại Nương thời Đường có nét giống với Bạch Dương nhé. Cá tính của Bạch Dương: lanh lợi hoạt bát, luôn hướng về phía trước, có chí khí. Cá tính của Công Tôn đại nương: chỉ một đao đã vang dội tứ phương, sáng đẹp như Hậu Nghệ bắn mặt trời, kiêu hãnh như rồng bay công lượn, đến như tiếng sấm vang trời, dừng lại nhẹ nhàng như mặt biển lặng yên.

 

 

Kim Ngưu (21/04 – 20/05)

Tây Thi thời Xuân Thu chiến quốc chính là hiện thân của Kim Ngưu. Cá tính của Kim Ngưu: ôn thuận trung thành, cần cù thực tế, coi trọng sự hưởng thụ vật chất. Còn Tây Thi thì: thân vốn là cống phẩm trong kế mỹ nhân mà Việt Vương Câu Tiễn tặng cho Ngô Phù Sai, tuyệt thế mỹ nhân, sắc nước hương trời. Nàng đã mê hoặc Ngô Vương, bỏ bê triều chính.

 

 

 

Song Tử (21/05 – 21/06)

Điêu Thuyền thời Tam quốc có nét tương đồng với Song Tử. Cá tính của Song Tử: phản ứng linh hoạt, khéo tài ăn nói, giao du rộng rãi, giỏi giao tiếp xã hội.Còn Điêu Thuyền lại giữ vai trò là kẻ ly gián giữa loạn thế gian hùng Đổng Trác và Lữ Bố, khiến hai người bọn họ chém giết lẫn nhau. Nàng đóng vai trò của một gián điệp xinh đẹp.


 

Cự Giải (21/6 – 22/7)

Bạn chính là Thường Nga, vợ yêu của Hậu Nghệ. Cá tính của Cự Giải: như vị thần bảo hộ của mặt trăng, giàu tình cảm và phong phú nhân tình thế thái, khoan dung độ lượng. Còn Thường Nga trong truyền thuyết lại là người vợ yêu xinh đẹp của Hậu Nghệ.

Sư Tử (23/7 – 23/8)

Sư Tử ơi, bạn có nét tương đồng với Võ Tắc Thiên hoàng đế đấy nhé! Đặc tính của Sư Tử: có khả năng lãnh đạo, khoan hồng đại lượng, quang minh lỗi lạc, có tư thế của đế vương. Còn Võ Tắc Thiên lại là nữ vương đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc, có quyền năng hơn người.

 

 

Xử Nữ (23/8 – 22/9)

Lý phu nhân thời Hán Vũ đế lại có nét tương đồng với Xử Nữ. Đặc tính của Xử Nữ: nghiêm túc tỉ mỉ, trong trắng, luôn theo đuổi sự hoàn mỹ. Còn Lý phu nhân đời Hán thì:dung nhan kiều diễm, lạnh lùng kiêu sa. Đến khi chết nàng không muốn người khác nhìn thấy nét tiều tụy của mình.

 

Thiên Bình (23/9 – 22/10)

Dương Quý Phi thời Đường chính là hiện thân của Thiên Bình đấy. Đặc điểm của Thiên Bình: phong độ tao nhã, tài nghệ song toàn, giảo tài ngoại giao, trung niên dễ phát tướng. Còn Dương Quý Phi thì: ngây thơ xinh đẹp, tài mạo xuất chúng, là một mỹ nhân tài mạo song toàn.

 

Bò Cạp (23/10 – 22/11)

Phan Kim Liên trong “Kim Bình Mai” và “Thủy Hử truyện” lại chính là hiện thân của Bò Cạp. Đặc tính của Bò Cạp: có ước muốn chiếm hữu mạnh mẽ, tính tình nóng nảy, làm việc lén lút. Còn Phan Kim Liên thì: dung nhan mỹ lệ, phong lưu đa tình, có sức hấp dẫn giống như uy lực của Bò Cạp.

 

 

Nhân Mã (23/11 – 21/12)

Nhân Mã và Vương Chiêu Quân có vận mệnh giống nhau. Đặc tính của Nhân Mã: thích tự do, tiêu diêu tự tại, có ý muốn ra nước ngoài du học. Còn số phận của Vương Chiêu Quân trước đây lại là: thân rồng phụng lại rơi vào nghịch cảnh, cống sang hồ quốc để kết thông gia.

 

Ma Kết (22/12 – 19/1)

Vương Ngọc Xuyến thời Đường và Ma Kết có nét tương đồng với nhau. Đặc tính của Ma Kết: chịu thương chịu khó, có tinh thần trách nhiệm, siêng năng cần mẫn, phấn đấu không ngừng. Còn Vương Ngọc Xuyến vốn là thiên kim tiểu thư của thừa tướng, gieo tú cầu để ấn định nhân duyên. Chẳng may nàng gieo vào một kẻ bần hàn, phải sống đời cơ cực.

Bảo Bình (20/1 -18/2)

Bảo Bình và người yêu của Tư Mã Tương Như Trác Văn Quân có nét tương đồng. Đặc tính của Bảo Bình: luôn hướng tới những điều mới mẻ, phá bỏ truyền thống, dám thay đổi cái cũ, kiên trì với quan niệm của mình. Còn Trác Văn Quân thì lén định nhân duyên nhờ khúc “Phụng cầu Hoàng”, cùng Tư Mã Tương Như nói lời ong bướm.

 

 

Song Ngư (19/2 – 20/3)

Song Ngư và Lâm Đại Ngọc trong “Hồng lâu mộng” có nét tương quan với nhau. Đặc tính của Song Ngư: đa sầu đa cảm, dễ xúc động, có tài hoa nghệ thuật, dễ thích nghi với hoàn cảnh. Còn Lâm Đại Ngọc thì: quá ảo tưởng với khung cảnh thần tiên, mơ mộng, tài hoa có thừa nhưng tự cao tự đại, sức khỏe yếu đuối, hồng nhan bạc mệnh.

 

=====

Tây Thi (bính âm: xi shi) là một người con gái đẹp thời Xuân Thu và là một trong Tứ đại Mỹ nhân Trung Quốc. Tây Thi có sắc đẹp được coi làm cá lặn (trầm ngư), là người đã có công trong việc giúp Phạm Lãi, Việt Vương Câu Tiễn diệt vua Ngô Phù Sai.

Theo tương truyền, thời Xuân Thu – Chiến Quốc, ở núi Trữ La, Gia Lãm, thuộc nước Việt cổ có một người con gái giặt áo (có tài liệu thì ghi là kiếm củi) họ Thi, ngũ quan đoan chính, phấn diện đào hoa, tướng mạo hơn người. Vì tại Trữ La có hai thôn: thôn Đông và thôn Tây, vậy nên người ta vẫn thường gọi nàng là Tây Thi (trong Việt Nữ Kiếm của Kim Dung, nàng tên là Di Quang). Truyền thuyết kể rằng Tây Thi đẹp đến nỗi ngay cả khi nàng nhăn mặt cũng khiến người ta mê hồn (ặc ặc… chắc trời sinh vẻ mặt nhăn thì đẹp thôi!). Có tích còn viết, mỗi khi nàng giặt áo bên bờ sông, bóng nàng soi trên mặt nước sông trong suốt làm nàng thêm xinh đẹp. Cá nhìn thấy ảnh nàng, say mê đến quên cả bơi, dần dần lặn xuống đáy sông. Từ đó, người trong vùng xưng tụng cô là “Trầm Ngư”.

=====

Điêu Thuyền (bính âm: diào chán) cũng được xếp trong một người đẹp của tứ đại mỹ nhân Trung Hoa và là một nhân vật nổi tiếng thời Tam Quốc. Điêu Thuyền là con nuôi trong nhà Tư đồ Vương Doãn, được gả cho cả 2 cha con nuôi Đổng Trác và Lã Bố để ly gián, dẫn đến kết cục Lã Bố giết Đổng Trác.

Rất tiếc là chưa tìm thấy tài liệu nào ghi rõ về xuất xứ của Điều Thuyền, chỉ biết nàng bị loạn , gia cảnh tan tành, cha mẹ bị giết chết mất cả, nàng phải phiêu bạt lênh đênh, xin vào làm người ở cho quan Tư đồ Vương Doãn. Thấy nàng đẹp, có tài hát hay đàn giỏi nên Vương Doãn nhận làm con nuôi. Sau để báo ơn nuôi dưỡng, Điêu Thuyền đồng ý giúp Vương Doãn ly gián cha con Đổng Trác – Lã Bố.

Về sắc đẹp, tương truyền rằng, khi Điêu Thuyền bái nguyệt ở hậu hoa viên của Tư Đồ Vương Doãn, đại thần của Hán Hiến Đế thời Tam Quốc, đột nhiên có một cơn gió nhẹ thổi đến, một vầng mây trôi che khuất mặt trăng. Đúng lúc đó, Vương Doãn bước ra nhìn thấy. Để khen con gái nuôi mình xinh đẹp như thế nào, Vương Doãn thường nói với mọi người rằng con gái mình đẹp đến nổi trăng sáng nhìn thấy cũng phải trốn vào sau lưng mây. Vì vậy, Điêu Thuyền được mọi người xưng tụng là “Bế Nguyệt”.

=====

Chiêu Quân (bính âm: zhào jun) là một trong Tứ đại mỹ nhân của lịch sử Trung Quốc. Với sắc đẹp được ví là “lạc nhạn” (làm cho chim sa), câu chuyện về nàng trở thành một đề tài sáng tác phổ biển của thi ca, nghệ thuật.
Câu chuyện về Chiêu Quân được gọi Chiêu Quân Cống Hồ trở thành một điển tích.

Chiêu Quân tên là Vương Tường, nên cũng được gọi là Vương Chiêu Quân. Nàng là con gái của một gia đình thường dân ở Tuy Quỹ, được tuyển vào nội cung đời vua Hán Nguyên Đế (49 TCN-33 TCN). Vì số cung phi trong hậu cung của vua Nguyên Đế quá đông, nên nhà vua ra lệnh cho các họa sĩ phải vẽ hình các cung phi để nhà vua chọn. Các cung phi thường lo lót tiền cho họa sĩ để được vẽ cho đẹp, mong vua để ý tới. Chiêu Quân từ chối đút lót cho họa sĩ là Mao Diên Thọ, hậu quả bức chân dung nàng thật xấu xí, nàng không được Hán Nguyên Đế để mắt tới.

Một hôm hoàng hậu tình cờ biết tới Chiêu Quân qua tiếng đàn lâm ly ai oán của nàng. Bà đưa Chiêu Quân tới gặp Hán Nguyên Đế. Hán Nguyên Đế ngỡ ngàng vì sắc đẹp của nàng, phong Chiêu Quân làm Tây Phi. Mao Diên Thọ bị khiển trách nặng nề.

Thời bấy giờ Hung Nô là nước lân bang thường xuyên mang quân sang quấy nhiễu. Mao Diên Thọ bị Hán Nguyên Đế quở trách, đem lòng oán hận Chiêu Quân, lấy chân dung Chiêu Quân nạp cho vua Hung Nô Thiền Vụ Chỉ. Vua Hung Nô say đắm sắc đẹp của nàng, cất quân sang đánh, buộc Hán Nguyên Đế phải cống nạp Chiêu Quân thì mới bãi binh. Hán Nguyên Đế đành phải đem Chiêu Quân sang cho Hung Nô.

Truyền thuyết “Chiêu quân xuất tái” ( “Đi đến biên cương”) nói rằng, khi Chiêu Quân đi ngang một hoang mạc lớn, lòng nàng chan chứa nỗi buồn vận mệnh cũng như lìa xa cố thổ. Nhân lúc ngồi trên xe ngựa buồn u uất, liền đàn “Xuất tái khúc” bi tráng. Nhạn bay về phương nam nghe thấy tiếng đàn, nhìn thấy thiếu nữ mỹ lệ, nghe nỗi u oán cảm thương trong khúc điệu liền ruột gan đứt đoạn, quên cả vỗ cánh mà sa xuống đất. Từ “lạc nhạn” trong câu “Trầm ngư lạc nhạn” do đó mà có.

=====

Dương Quí Phi (719 – 756) là một cung phi của Đường Minh Hoàng. Nàng được xếp vào một trong Tứ đại mỹ nhân của lịch sử Trung Quốc.

Dương Quí Phi tên thật là Dương Ngọc Hoàn, sinh ở tỉnh Tứ Xuyên vào khoảng năm 719. Nàng là con út trong số bốn người con gái của một vị quan tư hộ đất Thục Chân. Gia đình này nguyên gốc ở một quận nhỏ thuộc Trung Đông (tức Thiểm Tây), là Hòa Âm đến đây lập nghiệp. Cha là Dương Huyền Diễn thuộc dòng khá giả vì tổ phụ từng làm thứ sử tại quận Kim.

Ngọc Hoàn có sắc đẹp được ví là “tu hoa” (có tài liệu ghi “hoa nhượng”), nghĩa là khiến hoa phải xấu hổ. Về sắc đẹp của nàng, còn có một điển tích, khi Dương Ngọc Hoàn được tuyển vào cung. Sau khi vào cung, Ngọc Hoàn tư niệm cố hương. Ngày kia, nàng đến hoa viên thưởng hoa giải buồn, nhìn thấy hoa Mẫu Đơn, Nguyệt Quý nở rộ, nghĩ rằng mình bị nhốt trong cung, uổng phí thanh xuân, lòng không kềm được, buông lời than thở: “Hoa a, hoa a ! Ngươi mỗi năm mỗi tuổi đều có lúc nở, còn ta đến khi nào mới có được ngày ấy?”. Lời chưa dứt lệ đã tuông rơi, nàng vừa sờ vào hoa, hoa chợt thu mình, lá xanh cuộn lại. Nào ngờ, nàng sờ phải là loại Hàm Xú Thảo (cây mắc cỡ). Lúc này, có một cung nga nhìn thấy, người cung nga đó đi đâu cũng nói cho người khác nghe việc ấy. Từ đó, mọi người gọi Dương Ngọc Hoàn là “hoa nhượng”.

Nguồn: http://sakyko.wordpress.com

2 bình luận

  1. Lam Dai Ngoc sao?

  2. rất tiết Võ Tắc Thiên sinh trong cung bảo bình rồi, 21/1 ngày âm hay 2/2 ngày dương đều cũng là bảo bình cả…hehe

Bình luận về bài viết này