Lịch sử ngày 8/3

Ngày 8/3, đó là cả một câu chuyện lịch sử dài về cuộc đấu tranh vì quyền bình đẳng và hạnh phúc cho phụ nữ của nhiều nhóm phụ nữ trên toàn thế giới. Chính phụ nữ là những người làm nên ngày 8/3 lịch sử. Để mỗi năm có một ngày tràn ngập hoa thì đã có không ít máu và nước mắt đổ xuống trong quá khứ. Ngày 8/3/1857, công nhân xưởng may ở New York tuần hành yêu cầu nâng cao chất lượng làm việc: giảm giờ làm và những yêu cầu về quyền lợi cho phụ nữ. Lực lượng biểu tình này đã bị cảnh sát đàn áp. 51 năm sau, 8/3/1908, để kỷ niệm cho sự kiện tháng 3/1857, một cuộc biểu tình của các nữ công nhân Mỹ đòi quyền bầu cử, chấm dứt tình trạng ngược đãi công nhân và bóc lột sức lao động trẻ em cũng bị dập tắt bởi cảnh sát New York.

Năm 1910, một nhà hoạt động xã hội người Đức, Clara Zetkin, đề nghị lấy ngày 8/3 làm ngày Quốc tế Phụ nữ để kỷ niệm những cuộc biểu tình và những cuộc đấu tranh của phụ nữ trên toàn thế giới vì bình đẳng và tiến bộ của phụ nữ.

Nhiều sự kiện đáng chú ý khác liên quan đến ngày 8/3 như cuộc đấu tranh lớn tại Nga vào ngày 23/2/1917 theo lịch Nga và là ngày 8/3 theo lịch Công giáo, những nữ công nhân đã ồ ạt tấn công khắp các đường phố của Nga. Sự kiện đó sau này được đánh giá là một trong những tác nhân châm ngòi cho Cách mạng Tháng Mười Nga. Ngoài ra, còn rất nhiều cuộc đấu tranh của phụ nữ trên thế giới cũng nổ ra vào tháng 3 lịch sử.

Nhiều sự kiện đáng chú ý khác liên quan đến ngày 8/3 như cuộc đấu tranh lớn tại Nga vào ngày 23/2/1917 theo lịch Nga và là ngày 8/3 theo lịch Công giáo, những nữ công nhân đã ồ ạt tấn công khắp các đường phố của Nga. Sự kiện đó sau này được đánh giá là một trong những tác nhân châm ngòi cho Cách mạng Tháng Mười Nga. Ngoài ra, còn rất nhiều cuộc đấu tranh của phụ nữ trên thế giới cũng nổ ra vào tháng 3 lịch sử.

Năm 1975, Liên Hiệp Quốc đã lấy ngày 8/3 hằng năm làm ngày Quốc tế Phụ nữ. Hai năm sau, LHQ đã thông qua nghị quyết các nước thành viên kỷ niệm ngày này như là ngày vì quyền bình đẳng, sự tiến bộ của phụ nữ và hòa bình cho thế giới.



Ngày 8/3 ở Việt Nam


Tại Việt
Nam, ngày Quốc tế Phụ nữ được kỷ niệm rất trang trọng: một ngày tràn ngập hoa và những lời chúc tốt đẹp dành cho phụ nữ. Hầu hết người ta đã không còn nhớ chính xác về ý nghĩ lịch sử của ngày này. Nam giới coi đây là cơ hội để thể hiện sự ga-lăng của mình cho những người mà họ yêu quý. Ngày 8/3 đã bị xóa nhòa ranh giới về ý nghĩa thực của nó.

Chính cái ý nghĩa “phát sinh” lại trở nên…. rất ý nghĩa đối với phụ nữ. Trong 365 ngày trong năm, người phụ nữ có riêng một ngày để được cả xã hội quan tâm, ngợi ca và cả bày tỏ niềm kính trọng. Một ngày “bù đắp” cho những vất vả của những người mẹ tảo tần, những người vợ đảm đang, những người vun vén dựng xây tổ ấm gia đình. Có thể không cần phải nói nhiều bạn cũng hình dung ra vai trò và trách nhiệm to lớn của người phụ nữ thời hiện đại: là người nội trợ chính trong gia đình, người lao động kiếm tiền ngang bằng với nam giới, là những nhân tố quan trọng góp phần vào sự phát triển của xã hội. Là người gánh vác trách nhiệm sinh nở, cùng nuôi dạy con cái trưởng thành. Thành đạt hơn, đảm đang hơn, tự tin hơn và xinh đẹp hơn – đó là hình dung về những phụ nữ Việt Nam của thế kỷ 21. Và người phụ nữ đang dần khẳng định rằng mình là phái đẹp chứ không còn là… phái yếu như trước nữa!


Những món quà cho ngày phụ nữ


Ngày 8/3 là ngày dành cho phụ nữ những niềm vui bất ngờ. Nhiều năm trở lại đây các nhà sản xuất hàng tiêu dùng đã “nhắm” vào ngày này như một trong những tiêu điểm kinh doanh hằng năm. Song, nếu bạn nhìn lại sẽ thấy rằng 8/3 chủ yếu là dịp để cánh mày râu thể hiện “cử chỉ đẹp” với người yêu và bạn gái ! Những thiếu nữ luôn đầy ắp hoa và thiệp chúc mừng vào mỗi dịp 8/3, song đến khi trở thành người vợ trong gia đình thì người chồng, chàng trai ga-lăng năm xưa cũng quên mất ngày của… vợ. Không ít ông chồng cho rằng hôn nhân là chấm dứt thời của sự “màu mè”. Ở một cơ quan nọ, có một nhân viên mua quà tặng hết lượt chị em phụ nữ đồng nghiệp nhưng lại dứt khoát không mua quà cho vợ vì theo anh “đã là vợ chồng thì cần gì phải giữ kẽ như vậy!”. Người vợ hẳn sẽ cảm thấy chạnh lòng…. Hoặc cũng có người quan tâm lấy lệ: nhờ người ở cửa hàng mang đến tận nhà cho vợ còn mình thì vẫn ngất ngư trong quán nhậu đến khuya !

Có câu chuyện cảm động, một chàng trai đã mua cho mẹ một chiếc áo mới, vô tình trùng vào ngày Quốc tế Phụ nữ. Đó cũng là lần đầu tiên mẹ của anh nhận được quà tặng vào ngày này. “Ồ, con mua tặng mẹ nhân dịp 8/3 à ?”. Mẹ cười rạng rỡ, mắt rưng rưng xúc động, niềm hạnh phúc khó diễn tả thành lời. Tự đáy lòng chàng trai trào lên cảm giác hối hận: năm nào anh cũng hớn hở cầm gói quà đã chuẩn bị từ nhiều ngày trước để tới nhà bạn gái. Không biết những lúc ấy, người mẹ lụi cụi trong bếp, bà đã nghĩ gì ? Hẳn là không khỏi cảm thấy chạnh lòng…

Những phụ nữ Việt Nam vốn kín đáo, ít khi bộc lộ niềm mong ước của mình, cũng bình thản đón nhận sự… lãng quên này.

Còn biết bao người phụ nữ bị quên lãng trong chính ngày của họ. Nhất là những vùng nông thôn, vẫn còn có phụ nữ bị ngược đãi, bị đối xử thiên lệch trong gia đình. Nguyễn Văn Hòa, sinh viên ĐH Kinh tế TP.HCM quê ở một vùng nông thôn thuộc tỉnh Hòa Bình kể rằng khái niệm nhận quà trong ngày 8/3 rất xa lạ với phụ nữ ở đây. Thậm chí có cặp vợ chồng trẻ nọ, anh chồng mua quà tặng vợ vào dịp này bị người thân trong gia đình chê trách là “nuông chiều vợ quá đáng” (!).

Người phụ nữ muốn gì ở ngày 8/3? Đơn giản nhất, họ cần được mọi người nhắc đến tên mình, nhớ đến mình.


 

(Sưu tầm)

Lời Kêu Gọi Anh Em Ngày 8-3

Hỡi anh em!!!

Lại một lần nữa, cái ngày đáng sợ ấy sắp tới. Không thể thoát được nó, không thể hoãn được nó, càng không thể chạy trốn nó. Vậy chúng ta hãy đứng sát vào nhau, hãy nắm chặt tay và đối diện với nó một cách anh hùng!



Thưa anh em!

Có bất công không? Khi trong suốt cuộc đời vất vả, nặng nhọc đầy gian lao chúng ta không có một ngày dành cho mình. Đã từ lâu, cái thế giới mỏng manh này có ngày chống thuốc lá, ngày phòng si-đa, thậm chí có cả ngày cúm gà mà vẫn làm ngơ, không dành cho đàn ông một hôm nào cả.

Vì sao thế? Và đã từ lâu, thế giới bị phụ nữ thao túng mất rồi. Từ trong nhà ra đường phố, từ công ty tới bệnh viện, phụ nữ đã tràn ngập, đã cai quản, đã ra lệnh. Chúng ta mặc gì, chúng ta ăn gì, chúng ta đi đâu, quan hệ với ai, kiếm ra tiền và cất ở chỗ nào đều bị phụ nữ kiểm soát, bắt bớ, theo dõi và tra khảo. Vậy phụ nữ là ai?
Về bản chất, phụ nữ cũng là con người như chúng ta. Nghĩa là cũng thích ăn, thích uống, thích vui chơi và tụ tập đàn đúm (khoản sau cùng này thì hơn hẳn). Ta thuốc lá, chị em có thuốc lá. Ta rượu, chị em có rượu. Ta cờ bạc, chị em cũng bạc cờ, ta… vân vân, chị em cũng… vân vân và vân vân.

Sở dĩ “chúng” hơn ta, làm khổ ta, hại được ta và “chúng” có những vũ khí tối tân mà chả bao giờ ta có: đấy là nước da trắng, đấy là làn môi cong, đấy là mắt bồ câu, đấy là mũi dọc dừa, là giọng nói dịu dàng và tiếng cười khanh khách như chim.
Mang những dụng cụ “giết người hàng loạt” như thế, xông vào đám đàn ông ngơ ngác, tội nghiệp, thiếu đoàn kết, phụ nữ đã xây dựng nên một chế độ hà khắc, một hoàn cảnh sống thật tội nghiệp: Bao nhiêu đàn ông bị giam cầm trong các gia đình, bị ăn, ngủ, xem ti vi và cả tắm nữa theo điều lệnh. Bao nhiêu trai trẻ bị áp tải đi chơi, bị ép phải mua quà, bị dồn vào thế phải tặng hoa, tặng bánh sinh nhật hoặc phải chờ đợi đến mềm nhũn dưới trời mưa như rất nhiều bộ phim tình cảm đã tố cáo. Bằng các thủ đoạn quỷ quyệt như nhảy múa tung tăng, chớp chớp mắt (có gắn lông mi) và kêu thét lên mỗi khi thấy chuột, phụ nữ làm đội ngũ đàn ông tan tác, mất hết lý trí, không còn chút sáng suốt, quên mình, quên cả tiền bạc của mình.
Bằng những mảnh vải mỏng, nhẹ, gọi là áo, bằng những miếng cắt xéo, quấn bí hiểm gọi là váy, bằng những sợi dây sặc sỡ như con giun gọi là ruy-băng, phụ nữ làm chúng ta phải đầu hàng, phải sung sướng khi bị bắt làm tù binh, thà chết (và đã chết) chứ không vượt ngục. Hậu quả chính sách hà khắc của nền cai trị chuyên chế đó là trong khi chúng ta còng lưng bên máy tính, đổ mồ hôi trong nhà xưởng thì phụ nữ ngồi chễm chệ trong tiệm gội đầu, vểnh tay làm móng hoặc ngồi gật gù quanh gánh bún riêu. Trong khi chúng ta kiệt sức vì hội thảo, vì nghe lời la mắng của sếp thì phụ nữ hào hứng lắc vòng, nằm dài trong phòng hơi nước để giảm cân. Trong khi chúng ta mất ngủ vì giá xăng dầu, giá xi măng, phụ nữ cứ vác về mà chả quan tâm tới giá tiền kem dưỡng da, kem tan mỡ và kem trị mụn.

Hỡi anh em!

Tưởng như vậy đã tột cùng, phụ nữ vẫn không dừng lại. Chả tham khảo ý kiến, chả cần tìm hiểu sức khỏe và tiền bạc của đàn ông, phụ nữ tung ra ngày 8/3 như một ngày tổng phản công cuối cùng, nhằm quét sạch những ước mong chống đối.
Trong cái ngày dài hơn thế kỷ ấy, hàng triệu thân xác gầy gò, lóng cóng tội nghiệp của anh em chúng ta sẽ phải chúi đầu vào chậu rửa chén, rụt cổ trong giỏ thức ăn mua từ chợ, lê bước trong phòng với chổi lau nhà. Trong cái ngày kinh khiếp đó, anh em sẽ giặt tã đến mười hai giờ, bổ củi đến ba giờ, rửa tủ lạnh, khua mạng nhện, đổ rác đến đêm, những lúc giải lao thì khâu quần áo.

Anh em có sống sót qua một ngày như thế không? Tôi tin là không. Nhưng nổi loạn à? Đường lối đấu tranh của chúng ta đã định hướng từ lâu là không manh động. Chạy trốn à? Chưa từng có ai chạy thoát, mà thoát là thoát đi đâu?
Vậy anh em hãy chứng tỏ sức mạnh của mình bằng cách làm thật tốt những gì phải làm, khiến phụ nữ kinh ngạc, hoảng sợ choáng váng: Nếu rửa bát, anh em hãy rửa sạch đến mức ba tuần sau vẫn không cần rửa lại. Nếu lau nhà, anh em hãy lau bóng tới mức con ruồi đậu xuống không bay nữa vì mải soi gương. Nếu đi chợ, anh em hãy mặc cả ráo riết, trả giá gắt gao, mua rẻ tới độ sau ngày này, các hàng bán cá, bán gà đều phá sản.

Tóm lại, hãy dùng “gậy bà đập lưng bà”. Hãy biến ngày 8/3 là ngày của chúng ta, khi đàn ông cười nói râm ran, í ới gọi nhau trong siêu thị và túm tụm ăn quà ngoài vỉa hè. Hãy làm cho phụ nữ tiếc đứt ruột và không có cơ hội nào trong giây phút ấy được sờ vào dụng cụ gia đình, được tắm mình trong không khí bếp núc hội hè. Hãy khiến các cô gái khắp nơi hiểu rằng chỉ có ý chí, sức mạnh và khả năng sáng tạo của đàn ông mới biến được một ngày thành một đời. Nếu có một lá cờ thêu chữ 8/3, tôi muốn anh em giật lấy nó, cầm nó xông lên và vẫy thật cao như ngọn đuốc rực lửa.

Anh em tiến lên. Chiến thắng hay là chết!

Hội liên hiệp Quốc tế về bình đẳng Nam giới


 

Ngày 8.3

 

Ngày ấy sẽ trôi qua!!!

Em cứ ngồi ngắm hoa

Em cứ ca cứ hát.

Anh sẽ lo rửa bát.

Anh sẽ lo quét nhà.

Anh sẽ lo giặt là.

Em uống gì anh pha.

Chợ gần hay chợ xa.

Anh lần ra được hết.

Món em ưa anh biết.

Em cứ chờ mà xem.

Em đánh phấn xoa kem.

Anh nhặt rau vo gạo.

Em ung dung đọc báo.

Anh tay nấu tay xào.

Anh tự làm không sao.

Đừng lo gì em nhé!

Tà áo em tuột chỉ.

Đưa anh khâu lại giùm.

Nho anh mua cả chùm.

Buồn mồm em cứ nếm.

Bạn gái em mà đến.

Cứ vô tư chuyện trò.

Anh tắm cho thằng cu.

Rồi anh ru nó ngủ.

Màn hình bao cầu thủ.

Nghe em hét “vào rồi”.

Hết một ngày em ơi!

Hai tư giờ thôi nhé!

HAPPY WOMAN DAY!

Ráng nhịn đi anh em!!!……..


Định nghĩa của những người “nhất vợ nhì trời

Khi còn là người yêu vợ là Thiên Thần
Còn em gái của vợ là… Thiên Nga
Những lá thư của vợ là Thiên Thư
Con đường xưa vợ đi là Thiên Đường
Dáng vợ lướt như là… Thiên Long Bát Bộ
Mùi thơm của vợ là Thiên Hương
Tướng đi của vợ là Thiên Tướng
Vợ có tài tề gia nội trợ là Tề Thiên Đại Thánh
Vợ trang điểm là Thiên Hình Vạn Trạng
Phòng ngủ của vợ là Thiên Cung
Nhà của vợ là Thiên Đình
Thành phố vợ ở là Thiên Đô
Chữ nghĩa của vợ là Thiên Văn
Suy nghĩ của vợ là Thiên Kiến
Lý lẽ của vợ là Thiên Lý
Ý vợ muốn là… Thiên Thạch
Vợ quyết mọi việc, gọi là Thiên Định
Lời vợ dặn là Thiên Lệnh
Vợ gọi thì chồng phải… Thiên Bẩm
Con của vợ là Thiên Tử
Ba mẹ anh chị em họ hàng bên vợ là Thiên Triều
Vợ quen chân đi chơi rông dài là Thiên Di
Vợ ngồi lê đôi mách, nói chuyện tào lao là Thiên Tào
Vợ nổi cơn thịnh nộ là Thiên Lôi
Tài mua sắm của vợ là Thiên Phú
Vợ chỉ biết mình là Thiên Vị
Có bồ nhí mà vợ biết được là Thiên Tai
Bị vợ đo hạ ván là Thiên Hạ
Có hai vợ là… Nhị Thiên Đường
Tiền lương, tiền túi, tiền cà phê cà pháo đều bị vợ tóm gọn là Thiên Thu

Hình bóng vợ nay đã đi vào dĩ vãng là Thiên Cổ


(Sưu tầm)

Mùng 8 tháng 3 nói xấu phụ nữ!!!

 

– Theo đuổi phụ nữ đẹp không có gì là xấu. . .mọi chuyện chỉ bắt đầu khi ta đuổi kịp họ.

 

– Kẻ cướp đòi tiền hoặc mạng sống của ta…..phụ nữ đòi cả hai…..

 

– “Nếu không có tiền bạc và đàn bà, ắt là chẳng có người đàn ông nào bị đày xuống âm phủ”.

 

– Gió thay đổi chiều mỗi ngày, người Phụ nữ thì thay đổi mỗi giâỵ – Tục ngữ Tây Ban Nha

– Kinh Talmud dạy: “Cái lưỡi trong miệng đàn bà là một trong những sai lầm khó chịu nhất của tạo hóa”. Ôi, lời nhận xét đó mới vàng ngọc làm sao!

 

– Mãnh lực của sắc đẹp không tự nơi người đàn bà, mà do chính ở sự yếu đuối của những đàn ông khi ngắm nhìn họ. – R.P. Joly



 

….

– Trong tiệc cưới, đàn ông bao giờ cũng nhìn mặt cô dâu, còn đàn bà chỉ nhìn bộ áo của cô dâu -L.W Howe-

 

– Người phụ nữ suốt đời chỉ muốn cấu xé một người duy nhất.! Người ta gọi họ là phụ nữ chung thủy … – Jean Gigaux

 

– Phụ nữ lấy chồng là để bước vào cuộc đời, đàn ông cưới vợ là để ra khỏi cuộc đời. – Hippolyte Raine

– Khí giới của đàn bà là những giọt nước mắt. – Shakespeare

nhưng… Giọt nước mắt thật sự của người đàn ông khiến chúng ta xúc động hơn toàn bộ nước mắt của nhiều người đàn bà gộp lại. – Déni Diderot

 

Sóng mắt người đàn bà đẹp bao giờ cũng có tác dụng như một ly rượu mạnh, khi đó người đàn ông chỉ là một tên bợm rượu. – Napoleon I


 

 

Một trà một rượu một đàn bà,

Ba cái lăng nhăng chúng quấy ta.

Chừa được cái gì hay cái nấy,

Có chăng chừa rượu với chừa trà!


(Sưu tầm)

NSƯT Thành Lộc: Đôi khi có bóng tối trong mắt

Nhìn Thành Lộc diễn trên sân khấu, có cảm giác anh đã đi qua những giới hạn thông thường của nghề diễn, để đạt đến một chiều kích mới của sự thăng hoa. Và những bạn diễn của anh, đôi khi đã không theo kịp. Khoảng trống sau lưng anh là có thực. Vì anh và các nghệ sỹ thế hệ anh đã không còn trẻ nữa. Mà đội ngũ kế cận chưa một ai đủ sức tung hoành…



Thành Lộc có hẳn một triển lãm ảnh chân dung do những người yêu quý anh thực hiện. Những bức ảnh, khi thì là những vai diễn, lúc lại là một khoảnh khắc sống của người nghệ sỹ. Hơn một năm qua đi, người ta vẫn nhớ rõ những bức hình ấy. Không phải ngẫu nhiên, Thành Lộc được ưu ái nhiều đến vậy. Khán giả của nghệ thuật vốn công bằng.

Nhưng tôi nhớ rất nhiều bức ảnh Thành Lộc trong phòng hóa trang. Khi ấy, ánh đèn trong căn phòng hẹp hắt vào gương phản chiếu một khuôn hình vàng. Thành Lộc ngồi trước gương, khuôn mặt hóa trang kỹ lưỡng. Hình như anh vừa xong một vai giả gái, nên khuôn mặt đó đầy những nét vẽ thanh tú. Nhưng đã nhuốm mệt. Diễn như Thành Lộc mà sau vở diễn không thấy mệt mới gọi là kỳ tích.

Anh thường ngồi ở phòng hóa trang muộn nhất, và sẽ là người đóng cửa căn phòng ấy. Tôi nhớ, hình như nghệ sỹ Hữu Châu nói rằng, lúc người nghệ sỹ cảm thấy thoải mái nhất là ngồi để trét phấn trong phòng hóa trang. Lúc đó thoải mái nghĩ suy, và chuẩn bị bước lên sân khấu, thêm một lần thăng hoa cùng khán giả của mình.



Vậy thì hẳn rằng, sau mỗi đêm diễn, khi ngồi rời bỏ những hào quang, những phấn son, chuẩn bị thoát hẳn những vai diễn để trở về với đời thực, người nghệ sỹ sẽ có những phút xao lòng. Không hẳn là buồn phiền, nhưng sẽ dễ khiến người ta nghĩ về những điều được – mất. Tôi có cảm giác Thành Lộc đã hiện rõ mình trong bức ảnh ấy, một khoảnh khắc chênh vênh, cô đơn.

Người đàn ông này đã chọn cuộc sống độc thân. Và anh đã dành tình yêu của mình trọn vẹn cho kịch nghệ. Cuộc sống của anh bắt đầu từ đó và anh cũng từng nói, sẽ dừng lại ở đó, trên sàn gỗ với những nhân vật không bao giờ giống nhau. Như trên blog anh từng viết: “Cảm ơn mẹ đã vun vén cho con được là một đứa con của cha mẹ; một đôi vợ chồng nghệ sĩ tài giỏi, một đại gia đình có 3 đời lăn lộn trên sàn diễn, một môi trường sống đặc biệt như một huyền thoại, nơi đó có những cư dân ban ngày là những kẻ nghèo hèn bình dị, ban đêm bôi phấn son, vận xiêm y để trở thành những ông hoàng bà chúa lộng lẫy uy nghiêm, một tiếng hô vang là bá quan văn võ tuân theo…

Con luôn được tắm mình trong cái thứ ánh sáng lung linh kỳ diệu để tin mình cũng là vị hoàng tử trong cung son hay một tướng lĩnh ngoài trận mạc, biết khóc, biết cười theo mỗi khi dàn nhạc cổ nơi cánh gà sân khấu tấu lên những bi khúc ai oán hay hoan hỉ tưng bừng!



Mọi cảm xúc hỉ nộ ái ố của các số phận nhân vật đều  đượm trong con như hơi thở con hằng ngày, như bát cơm con ăn, như chén nước con uống, nuôi con lớn khôn và… như một định mệnh mà con phải dấn thân, để trả nợ đời!”.

Sân khấu kịch Idecaf có những “tín đồ” trung thành. Và người ta chỉ cần nhìn thấy tên Thành Lộc là vội vàng tìm cách để mua vé đi xem. Chỉ có Idecaf mới làm được một việc mà tất cả các tụ điểm giải trí, các rạp chiếu phim hay các phòng trà mơ ước: khán giả muốn xem kịch phải mua vé trước đó vài ngày.

Thành Lộc, mỗi khi bước ra sân khấu là một lần như quên hết. Nên mỗi vai diễn của anh sẽ không bao giờ bị lặp lại. Xem vở diễn “Cô chủ quán xinh đẹp”, Thành Lộc nhận một vai… ngang hàng với các nam diễn viên khác. Nhưng anh đã kịp làm một việc là, dường như khán giả chỉ nhớ tới vở diễn khi nhớ tới anh, gã đàn ông si tình nhưng giả bộ rất ghét phụ nữ.

Cuối năm 2008, đi xem “Hợp đồng mãnh thú”, tác giả kịch bản, đạo diễn Lê Hoàng vẫn phải cười rung ghế cùng khán giả của mình mỗi khi Thành Lộc diễn vai chàng trai giả gái đi lừa tiền nhưng lại sập bẫy của chính mình. Sự xuất hiện của Thành Lộc ở đâu, tự ở đó sẽ trở thành tưng bừng.


Vở diễn ấy, giả thử dành cho một diễn viên khác, có thể vẫn thành công, nhưng sẽ không bao giờ “thọ lâu” như cách mà Thành Lộc rút kiệt mình trong từng đêm diễn. Và chính vì thế, sự xuất hiện của Tuấn Khải và Huy Khánh bên cạnh anh, bỗng chốc giống như những người phụ diễn. Họ cũng tạo được điểm nhấn trong diễn xuất, nhưng họ đã không thể trở thành bạn diễn ngang hàng.

Đó chính là khoảng trống có thật của Idecaf. Tôi vẫn luôn nghĩ rằng, diễn một nhân vật hoàn toàn khác mình là thách đố với bất cứ diễn viên nào. Thành Lộc luôn hóa thân vào vai phụ nữ, và anh thành công hơn mức mong đợi. Đã có những thị phi ác ý xung quanh những vai diễn ấy và Thành Lộc đã từng đau đớn.

Nhưng với những khán giả trung thành của sân khấu Idecaf, thì đó chính là điểm khác biệt, tạo nên nét duyên không trộn lẫn. Bởi không chỉ mình Thành Lộc hóa thân vào những vai giả gái, mà kịch nghệ Sài Gòn sân khấu nào cũng từng làm và rất hiếm người mang lại được hiệu ứng tốt nơi khán giả.



Xem Thành Lộc diễn “Hợp đồng mãnh thú”, nếu không có giọng nói đặc trưng của đàn ông, sẽ không ít người nhầm anh là một diễn viên nữ thứ thiệt. Cách hóa trang công phu, từng lọn tóc cũng được làm cẩn thận, cho đến những bộ quần áo được may bó sát cơ thể, tạo nên nét quyến rũ thực sự. Đó chính là sự thuyết phục của vai diễn, mà đôi khi những diễn viên đóng giả gái đã quên đi mất.

Một đồng nghiệp của tôi sau khi phỏng vấn Thành Lộc trở về đưa ra kết luận, chị đã biết vì sao anh Thành Lộc rất thành công trong những vai diễn như vậy. Thành Lộc tâm sự với chị, khi còn nhỏ, ba mẹ anh thích anh là con gái, từ cách ăn mặc và để tóc, đến mức khách đến chơi ai cũng nghĩ đó là một cô bé.

Đến khi lớn lên, Thành Lộc có một vóc dáng nhỏ nhắn, một khuôn mặt trắng bầu bĩnh, rất dễ thực hiện những vai con gái. Và những sinh hoạt thuở nhỏ dường như đã giúp anh hình dung ra nhân vật nhanh chóng. Thành Lộc hoàn toàn không trốn mình trong những vai con gái. Khi rời khỏi sân khấu, anh là một người đàn ông ngoài 40 tuổi, trong áo pull quần jeans giản dị.



Thành Lộc, hơn 30 năm theo nghiệp diễn viên chuyên nghiệp và cả đời chưa làm một công việc nào khác, đã từng nhiều khi bị những đòn roi của số phận, của dư luận. Nhưng, cũng Thành Lộc, chưa bao giờ oán trách số phận, đã từng là công dân tiêu biểu của thành phố.

Với những người hâm mộ của Thành Lộc, những tâm sự của anh trên blog luôn là những chia sẻ đầy chân thành và trìu mến. Blog của anh mới chỉ chưa đầy 40 bài viết, nhưng mỗi bài viết lại là một khoảng ký ức, một chân dung bất ngờ của anh hiện ra, nhẹ nhàng, dẫu đôi khi cũng nhuốm màu chua xót.

Trong bài viết “Đôi khi có bóng tối trong mắt”, Thành Lộc chia sẻ những khoảnh khắc của sân khấu, nơi anh đã sống mỗi ngày, với những cảm xúc đôi khi như ứ nghẹn: “Tôi nhớ không phải là ít lần người viết báo thường hay hỏi tôi rằng giọt nước mắt trên sân khấu và giọt nước mắt ngoài cuộc đời có giống nhau không?

Tôi bảo rằng, đôi khi ngoài đời tôi không khóc được nên mượn sàn diễn khóc cho đã!!! Bây giờ chắc tôi sẽ không trả lời như vậy nữa mà sẽ chọn cách im lặng, im lặng bởi sẽ không có lời giải đáp nào là chính xác cả, nó có thể đúng và cũng có thể sai vì sân khấu là cuộc đời, mà cuộc đời cũng là sân khấu, tôi sợ mình sẽ chủ quan khi nói về những giọt nước mắt của người nghệ sĩ!



Vì lẽ có khi nó ở trên khóe mắt, nhưng có lúc nó chỉ ở trong tim không thể nhìn thấy! Tôi còn nhớ trong 1 đêm diễn, sau hậu trường thấy B. nhận một cuộc điện thoại rồi mặt B. cứ tối sầm lại khi nghe những lời từ đầu dây bên kia. Sau cuộc gọi, B. ngồi lặng người rất lâu, tôi biết là có chuyện chẳng lành nên đến hỏi em ngay, giọng em khô khốc: “Ba em chết rồi!”.

Nhưng B. còn phải diễn nhiều lớp kịch nữa mới hết vở, vậy mà em vẫn diễn như không, không bạn diễn nào lúc đó biết việc B vừa phải chịu tang cha, chỉ có tôi biết! Nhân vật của B. trong vở kịch ấy là một đứa trẻ từ chối tình cảm và sự sám hối của cha ruột mình! Thật là trớ trêu! Trong cảnh diễn cuối, B. đã khóc nhiều, nhiều lắm! Có ai biết được đó là giọt nước mắt của chính B hay của nhân vật mà em đã hóa thân? Tôi là người biết chuyện nhưng cũng không thể phân tích một cách rạch ròi những giọt nước mắt đang lăn trên má ấy!…

Chỉ thấy lòng mình lúc đó thương B. quá thôi! Tôi nhớ lại lúc ba tôi mất, tôi vẫn phải đi diễn hằng đêm để bảo đảm hoạt động và thu nhập của anh chị em trong đoàn, ban ngày chịu tang, tối tháo khăn tang xuống đi đóng hài kịch, bôi mặt làm hề cho khán giả cười…

N. là “cục ngộ ” của mọi người trong hậu trường, vở nào có em và T. là hậu trường đêm diễn đó thật là vui. Nhưng buổi diễn tối nay em không vui chút nào, thì ra ba của em đang lâm trọng bệnh, nghe nói là có nhiều nguy cơ lắm. Em vừa đi diễn vừa chạy vào bệnh viện để chăm sóc cho ba, giống như hồi tôi lo cho ba tôi những ngày ông nằm trong bệnh viện, N. bây giờ giống như như tôi ngày xưa.



Thấy em không vui, mọi người trong đêm diễn cũng không vui “một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ” mà . Nhưng vai của em lại là một vai phải gây cười, và em đã vẫn phải tung tăng, nhảy nhót, làm khán giả cười nghiêng cười ngả vì cái duyên của em, em thật xuất sắc dù lòng em lúc đó bất ổn…

Chung quanh tôi, gần bên tôi, đằng sau hậu trường có nhiều người buồn quá, nhưng ai cũng phải che giấu nỗi buồn của mình, cả tôi cũng vậy, khán giả có mấy ai biết được cái mặt thật đằng sau cái mặt đã được trang điểm lộng lẫy, sặc sỡ ấy là những con người bình dị, cũng phải đương đầu với những bi kịch riêng tư mà không phải với ai cũng tìm được người chia sẻ…

Tối nay, chúng tôi ngồi bên nhau sau đêm diễn, ngồi nhâm nhi chén trà sau bữa ăn khuya, kể chuyện tiếu lâm cho nhau nghe rồi cùng nhau cười sằng sặc, cười chảy cả nước mắt… đột nhiên K buột miệng: “Làm cho thiên hạ cười cho đã rồi bây giờ tụi mình tự phục vụ cho nhau ha!”… Không hiểu sao câu nói ấy, đã làm tôi… tái lòng !”

Thành Lộc, người đàn ông đa cảm, đã không chỉ lo tròn đầy những vai diễn của mình. Và anh đã nghiêng vai, lo cho những đàn em trong sân khấu Idecaf. Thế nhưng, đôi khi câu hỏi nghiệt ngã vẫn còn đó, anh đã có tất cả mọi thứ, vậy thì anh có hạnh phúc không?

Câu trả lời về hạnh phúc hiếm khi nào thỏa đáng. Nhưng nghe anh nói cái cảm giác đi về một mình trong đêm Lễ Giáng sinh, lần tìm nổi đường về nhà cũng mất gần một tiếng, thấy hình như anh đã chọn nỗi cô đơn. Nỗi cô đơn như định mệnh…


Nguồn: http://antgct.cand.com.vn

CĐ5 – Xin hãy tha thứ cho ông tôi

Ông tôi trước khi lâm chung có kể cho cha tôi nghe một câu chuyện bí mật. Ông linh cảm được quỹ thời gian sống của mình đã cạn kiệt đến giây phút chót. Sau khi kể câu chuyện này, ba ngày sau, ông trút hơi thở cuối cùng trên tay cha tôi.

Sáng hôm đó, ông tắm rửa sạch sẽ, mặc bộ áo dài và nói với cha tôi rằng, đúng giờ ngọ, ông sẽ ra đi. Trước khi mất, ông đã chuẩn bị sẵn bài điếu văn cho mình, dặn các con cháu lo ma chay tang lễ tỉ mỉ đến nơi đến chốn. Ông mất, cha tôi hụt hẫng mất một thời gian dài.

Chuyện của ông nội tôi xảy ra từ hồi trẻ. Hồi đó, ông mới lên 9 tuổi. Ông chơi rất thân với một người bạn cùng trang lứa như anh em ruột. Gia đình của Khố (do sinh ra đã mất cha nên mẹ hay gọi là thằng Khổ, sau này khai sinh đổi dấu thành Khố), bạn ông nội tôi khá éo le. Cha của Khố không may bị bệnh mất sớm khi Khố chưa lọt lòng mẹ. Mẹ sinh ra Khố trong nước mắt, trong phiền muộn. Ông tôi nói, tại vì khi mang thai Khố, mẹ Khố khóc suốt nên sinh Khố ra có gương mặt rất buồn. Đôi mắt lúc nào cũng buồn rười rượi. Khố hiền lắm, có phần nhút nhát. Ông nội tôi thì hiếu động và nghịch ngợm. Mọi trò nghịch gần như do ông nội tôi khởi xướng, Khố vừa tham gia, vừa run nhưng vẫn thích tham gia. Nhất là những vụ trèo tường trộm ổi hàng xóm.



Khố lên 5 tuổi, mẹ Khố gửi Khố cho bà ngoại để đi bước nữa. Cha dượng của Khố là lính đội trong làng, tính tình rất hách dịch và dữ. Thương con côi cút, mẹ Khố năn nỉ xin chồng mang con về nuôi. Lên 9 tuổi, Khố mới lại được mẹ đưa về. Lúc này mẹ đã có thêm 2 em, Khố về thành lao động chính trong nhà, chăn trâu cắt cỏ, tham gia ruộng vườn cùng mẹ. Cha dượng Khố tính hách dịch, nói to như quát và rất nóng tính. Chuyện gì không nên không phải là ông đánh ngay, ngay cả mẹ Khố, nhiều khi cũng hứng chịu những trận đòn phũ phàng của chồng vì làm phật lòng chồng. Tính khí dữ tợn như vậy nhưng ông cũng có tình thương. Ông cho Khố đi học, nói rằng sau này học được thì sẽ nên người. Khố rất sợ cha dượng, đi học hay làm gì cũng vì sợ cha dượng.

Chính thời gian Khố lên ở với mẹ và cha dượng là thời gian Khố và ông nội tôi quen nhau rồi chơi thân với nhau. Có chuyện gì Khố cũng tâm sự và kể chuyện cho ông nội nghe. Nhà có thức ăn gì ngon, Khố cũng lén giấu một ít mang cho bạn. Nhà ông nội tôi quá nghèo, vì thế ông nội tôi thường xúi bẩy Khố trộm thức ăn ở nhà mang ra ngoài đồng cả hai đứa chăn trâu và cùng ăn. Một lần cha dượng bắt được Khố lén lấy đĩa xôi cúng mang đi, cha dượng đánh cho Khố một trận thừa sống thiếu chết. Cuộc sống của Khố dù không thật thoải mái như những đứa trẻ đủ cả cha lẫn mẹ, song cũng sẽ có tương lai, có hạnh phúc khi Khố được nuôi dạy tử tế, được đến trường đi học. Thế nhưng có một chuyện đã xảy ra, thành một bước ngoặt lớn trong đời Khố, làm cho cuộc đời của Khố đau đớn. Và buồn thay, nguyên nhân gây nên cuộc đời bất hạnh của Khố thêm một lần nữa là do ông nội tôi gây ra. Và dù không trả giá, thì ông nội tôi cũng đã đeo đẳng nỗi ân hận đó cho đến tận phút cuối cùng.

Chuyện là thế này. Cha dượng của Khố là lính đội, được cấp một chiếc xe đạp để đi tuần và đi công tác lên huyện lên tỉnh. Lần đầu tiên Khố thấy một chiếc xe đạp thì thích lắm. Trẻ con, lại là con trai, rất thích tò mò nghịch ngợm nhưng Khố chỉ dám đứng từ xa nhìn vật báu mà thèm rõ dãi, chỉ mong được sờ tay vào xe, được ngồi lên xe để đạp đi như cha dượng vẫn thường làm. Cả làng cả xóm, chỉ mình cha dượng có chiếc xe đạp. Cha dượng đi ra đường, hàng đàn trẻ con chạy theo nhìn, người lớn đang đi làm cũng dừng lại đứng ngây ra nhìn.

Từ ngày cha dượng có xe đạp, trong câu chuyện của ông nội tôi với Khố chỉ quẩn quanh cái xe đạp. Xe đạp màu gì, ghi đông, tay phanh, bánh, lốp, săm, xích, v.v… ra sao. Cả ông nội tôi và Khố đều có một ao ước được ngồi lên chiếc xe đạp ấy và tập đi. Ông nội tôi đã vạch ra một kế hoạch táo tợn để Khố lấy trộm được chiếc xe đạp của cha dượng rồi đưa nhau ra đồng tập đi. Ông nội tôi dặn Khố chờ đêm xuống, khi nào cha dượng đã ngủ thật say thì mới dắt xe đạp của cha ra đồng có ông nội tôi chờ sẵn và tha hồ tập. Gần sáng, cứ thế dắt xe đạp về nhà và lẻn vào giường ngủ, đảm bảo cha dượng sẽ không thể biết được.

Khố cũng thích tập xe lắm, ao ước được một lần làm chủ chiếc xe kỳ diệu ấy nên mọi nỗi sợ hãi về người cha hách dịch nóng tính đã bị ham muốn trẻ con lấn át. Rình mò mãi, chờ đến mấy tháng trời mới được một hôm cha dượng đi ăn cỗ về say rượu quên cả khóa xe và ngủ tít. Thường thì cha dượng quý chiếc xe lắm, quý đến nỗi đi đâu về là ông lau rửa kỳ cọ sạch bóng không một vết bẩn, rồi nhấc treo lên hai cái móc sắt thả từ trên kèo xuống giữa nhà. Cẩn thận hơn, ông còn khóa cả một chiếc khóa dây to đùng.

Thời cơ thuận lợi đã đến, đêm khuya, Khố vừa run vừa tháo chiếc xe xuống và dắt ra chỗ hai đứa đã ước hẹn. Vì không biết chắc chắn khi nào có thể lấy trộm được xe đi tập nên ông nội tôi và Khố quy ước với nhau đêm nào cũng ra chờ nhau ở ngay gốc đa đầu làng. Nếu nửa đêm mà không thấy Khố ra thì ông nội tôi biết rằng đêm đó Khố chưa lấy trộm được xe đi tập. Đêm ấy, sau khi vất vả dắt được chiếc xe đạp ra chỗ hẹn, Khố không thấy ông nội tôi đâu. Trời đất xui khiến thế nào hôm đó ông tôi lại sốt cao, không đi đến chỗ hẹn được. Khố dắt xe ra không thấy bạn, bèn dựng xe dựa vào gốc đa chạy một mạch về làng đến nhà ông tôi để gọi. Đến nơi, biết ông tôi ốm, đang đắp chăn rên hừ hừ, Khố bật khóc. Khố vô cùng sợ hãi vì kế hoạch không thành, bây giờ một mình Khố xoay xở với chiếc xe đạp ra sao. Khố run như cầy sấy, vừa khóc vừa hỏi ông nội tôi phải làm sao bây giờ. Ông tôi dù đang mệt lắm vẫn nắm lấy tay bạn động viên bạn thật bình tĩnh, trở lại gốc đa và dắt chiếc xe đạp về nhà ngay, đợi hôm sau ông nội khỏi ốm, lại lập mưu tính kế tiếp. Khố nghe ông tôi nói vậy, gạt nước mắt cắm mặt chạy trở lại gốc đa.

Nhưng sự đời đôi khi thật trớ trêu và tàn nhẫn. Ngay sáng hôm sau cả làng cả xã nơi ông tôi ở đã đồn ầm ỹ lên rằng thằng Khố nhà thầy đội Nha ăn trộm xe đạp bỏ đi biệt xứ mất rồi. Mẹ Khố bị chồng đánh thâm tím mặt mày vì cái tội có con riêng hư thân mất dạy ăn trộm xe bỏ nhà đi. Mẹ Khố ôm gương mặt và thân thể bầm dập chạy đến nhà ông nội tôi ôm lấy ông nội mà khóc hỏi có biết thằng Khố trốn đâu không. Ông nội tôi hãi hùng, vì đêm qua, Khố còn đến tìm ông, hai người còn định tập xe đạp cơ mà. Sao Khố lại không dắt xe đạp trở về nhà, sao Khố lại bỏ đi. Ông nội tôi không dám hé răng nửa lời về chuyện đêm qua, cứ lắc đầu lia lịa. Gia đình ông nội tôi sợ liên lụy đến thầy đội Nha, nên quờ chổi quét nhà, đuổi khéo mẹ Khố về. Ông nội tôi không thể nào quên được ánh mắt thẫn thờ, bàng hoàng và đau xót của mẹ Khố khóc nức lên gọi tên Khố con ơi, con ở đâu, sao làm điều xằng bậy dại dột không về.

Ông nội tôi khỏi ốm luôn, lao đi tìm Khố. Bất cứ địa điểm nào hai đứa thường ngày vẫn chơi với nhau, tụ tập bên nhau, ông nội tôi đều lùng sục. Ông nội tôi nhận định, Khố nhút nhát như vậy, không thể có khả năng ăn trộm xe đạp rồi bỏ đi biệt được. Ông cho rằng, Khố gặp sự kiện gì đó, sợ cha dượng đánh mà không dám về. Nhưng sợ liên lụy đến chiếc xe, sợ thầy đội Nha tính tình dữ tợn hách dịch, sợ cha mẹ đánh, ông nội tôi đã im thin thít không hé răng chuyện đêm ấy Khố lén cha dượng mang xe ra đồng để hai đứa tập. Một đứa trẻ lên 9 lên 10 như ông nội lúc ấy, quá non nớt và khờ dại để không đủ hiểu những hiểm nguy đang xảy ra với Khố. Thế là ông giữ mọi bí mật trong lòng, lúc nào cũng chỉ mong ngóng một ngày Khố trở về. Ông không đủ lớn để hiểu rằng, chính sự im lặng của ông đã đẩy Khố đi xa hơn, rơi vào vòng nguy hiểm.

Nửa năm sau, chiếc xe được tìm thấy ở trên huyện trong tay một nhóm du thủ du thực. Nha Cảnh sát điều tra thì chúng khai nhặt được chiếc xe ở gốc đa đầu làng VG. Chiếc xe để chỏng chơ ở đấy, mà bên cạnh không có một bóng người, vì thế chúng mang đi và bán mua đổi chác từ nhóm này qua nhóm khác. Cuối cùng thì đội Nha cũng tìm lại được chiếc xe đạp sau gần nửa năm lưu lạc nhưng mẹ của Khố thì ngóng đợi đến đỏ con mắt cũng không bao giờ còn nhìn thấy thằng con trai sinh ra trong khổ hạnh là Khố còn trở về.

Chuyện của Khố cũng chỉ đến mấy chục năm sau, khi ông nội tôi lên chức ông rồi mới tìm được ngọn ngành. Suốt trong quãng đời của mình, không lúc nào ông nội tôi nguôi nghĩ đến Khố và đi đến đâu ông cũng có ý thức tìm xem Khố giờ đang lưu lạc nơi nào. Cho đến khi, mọi ý nghĩ đã bị thời gian làm cho tuyệt vọng, ông nội tôi quá day dứt khi mẹ đẻ của Khố khi chết còn không nhắm được mắt, vuốt mãi mắt cũng không khép được. Ông nội tôi và dân làng đều hiểu, bà thương thằng con trai lưu lạc, không tìm được đường về. Bà ân hận xót xa vì đã sinh ra một đứa con có số phận quá đau khổ. Trước khi chết, bà nói với ông nội tôi rằng, bà không làm giỗ cho Khố vì vẫn tin nó còn sống ở đâu đó, thế nào nó cũng sẽ trở về.

Có ai ngờ đâu, Khố đã chết, chết ngay sau đêm hôm Khố lấy xe ra đồng để cùng ông nội tôi tập xe chỉ ba ngày. Khố chết ở sau ngôi chùa PT cách làng chỉ 20km. Một buổi sáng, chú tiểu ở chùa PT ra quét sân gom lá rụng sau chùa phát hiện ra một cậu bé trạc 9-10 tuổi ngồi co ro trong hốc cây đa già. Chú tiểu lại gần phát hiện cậu bé đã ngồi chết khô tự bao giờ. Nhà chùa mai táng cậu bé ở sau chùa.

Sở dĩ ông nội tôi biết được chuyện Khố chết là do chục năm lại đây, không chịu đựng nỗi những dằn vặt trong quá khứ với Khố, ông nội tôi trong một lần đi lễ chùa PT đã tâm sự lại câu chuyện day dứt lương tâm với sư trụ trì chùa. Nhà sư giật mình hỏi kỹ ông nội tôi Khố mặc quần áo màu gì, tạng người thế nào trong cái đêm ấy. Có phải ngón tay út của Khố bị cụt mất một đốt do băm bèo không. Ông nội tôi thừa nhận đúng như vậy. Nhà sư bèn đi lên bàn Tam Bảo gõ mõ tụng kinh. Hơn giờ đồng hồ tụng kinh xong, nhà sư dẫn ông nội tôi ra sau chùa chỉ vào một ngôi mộ khắc tên nhà Phật và bảo với ông nội tôi mộ của Khố đó. Ông nội tôi sụp xuống trước ngôi mộ và khóc.

Sau lần ấy, ông nội tôi về làng và thông báo cho họ hàng của Khố lên chùa nhận mộ Khố và làm giỗ cho Khố. Mẹ Khố đã mất, cha dượng cũng mất lâu rồi, giờ chỉ còn lại anh em cùng mẹ khác cha đưa Khố về. Ông nội tôi vô cùng đau đớn. Chính trong đêm ấy, khi Khố từ nhà ông nội tôi chạy trở ra nơi để chiếc xe đạp ở gốc đa, thì chiếc xe đã bị kẻ trộm dắt đi mất. Quá sợ hãi, Khố bỏ nhà đi lang thang không ăn không uống, rồi lết lên đến chùa PT ngồi co ro dưới gốc đa cho đến khi chết khô.

Ông nội tôi kể xong câu chuyện này cho cha tôi, cho các con cháu, ông thở hắt ra, nước mắt giàn giụa. Ông dặn chúng tôi rằng: “Dù cho bất kỳ điều gì xảy đến với mình, đáng sợ đến đâu thì các con cũng phải bình tĩnh đối diện với nó. Không được phép sợ hãi. Sợ hãi sẽ thành ra hèn nhát, hậu họa sẽ khôn lường“. Ông nội tôi nói ra được câu chuyện này thì ba ngày sau ông tịnh khẩu không nói được lời nào nữa. Sau ba ngày, ông nội tôi đi.

Kính thư: TL (Hưng Yên)



Lời BBT

Bạn TL thân mến!

Đọc câu chuyện của bạn, chúng tôi không cầm lòng được. Thương người bạn nhỏ của ông nội bạn là cậu bé Khố đã đành, nhưng ông nội bạn cũng thật đáng thương chỉ vì một kỷ niệm không đâu trong quá khứ mà ông bạn mất đi một người bạn thân chí cốt, gia đình họ hàng mất đi một người con máu mủ ruột rà. Tuổi trẻ dại dột và non nớt, không lường trước những hậu họa ghê gớm. Ông nội của bạn và Khố đã quá bé để không đủ sức chống chọi với giông bão của số phận. Cuộc đời của Khố thật xót thương.

Câu chuyện của ông nội bạn cũng là bài học cho tất cả chúng ta, cho cả những người lớn và cả con trẻ. Không nên quá sợ hãi, vì quá sợ hãi sẽ làm cho con người trở nên hèn nhát. Mong rằng, rồi đây, chuyên mục của chúng tôi sẽ không còn nhận được những câu chuyện buồn đau như thế này nữa. Chúc bạn và gia đình hạnh phúc và gặp nhiều may mắn trong đời.


Nguồn: http://antgct.cand.com.vn

Nguyện cầu hạnh phúc mãi mãi

Tôi đã bắt đầu nuôi một khát vọng viết tự truyện đời mình kể từ khi tôi gặp anh. Mỗi một ngày sẽ là một trang tự truyện, và tôi sẽ viết để ghi dấu lại từng ngày, từng giờ, từng phút hạnh phúc của đời mình.

Cuốn tự truyện sẽ kết thúc khi cuộc sống của tôi cũng kết thúc, nghĩa là khi tôi rời bỏ trần gian này và mang hạnh phúc của tôi vào cõi vĩnh hằng. Thứ hạnh phúc mà đã rất nhiều lần tôi sợ hãi khi nghĩ rằng đó chỉ là một giấc mơ bong bóng, là một điều huyễn hoặc mà tôi đã tưởng tượng nên. Nhiều lúc, trong những tháng ngày vụt trôi qua, tôi tưởng mình đã qua đời lâu lắm, rằng cái thực tại mà tôi có không phải là đời sống thực, là một thế giới hư ảo của thiên đàng, của tâm linh mà thôi.



Nhiều khi, tôi tự khóc cười, không biết đâu là thực, đâu là mơ. Rất nhiều đêm, tôi đã bàng hoảng tỉnh dậy giữa chừng, lay gọi chồng tôi và khóc. Tôi hỏi đi, hỏi lại chồng tôi trong lúc anh đang vừa ngơ ngác tỉnh dậy trong cơn say ngủ, rằng tôi đang ở đâu? rằng anh có phải là chồng tôi không? rằng đứa con của chúng ta có phải đang nằm ngủ bên cạnh chúng ta trên chiếc giường hạnh phúc này không? Những lần như vậy, tôi lại khóc nức nở, tôi làm cả nhà thức dậy không biết bao nhiêu lần. Chồng tôi đã ôm lấy tôi vỗ về dịu dàng. Nước mắt tôi rớt thấm má anh, và anh nhẹ nhàng đưa tôi trở lại với giấc ngủ. Không biết bao nhiêu lần, anh thức đến sáng canh cho tôi khỏi những cơn mơ hoảng loạn, giữa những ác mộng vẫn luôn giày vò tôi.

Mới đây, chồng tôi đã đọc cho tôi nghe một câu chuyện ở trên mạng, nói về một người con gái bị người tình tạt a xít toàn bộ khuôn mặt bị biến dạng và hai mắt bị mù. Nhưng số phận đã mỉm cười khi mang đến cho cô một người đàn ông yêu thương thật lòng. Anh ấy rất đẹp trai và hoàn toàn lành lặn. Họ vừa đón bé gái đầu tiên chào đời. Nhiều người đọc câu chuyện ấy sẽ không thể tin nổi, tại sao tình yêu có thể nảy nở giữa những người quá khác biệt nhau, tại sao trên đời này lại có những người đàn ông như những ông Bụt bất ngờ hiện ra và ban tặng cho những mảnh đời bất hạnh biết bao phép nhiệm mầu. Thế nhưng trong cuộc đời có quá nhiều bí ẩn này, những câu chuyện kỳ tích ấy vẫn xảy ra. Hạnh phúc của họ là một câu chuyện cổ tích hiếm hoi được viết trong đời thường.

Anh đọc cho tôi nghe và tôi đã khóc. Tôi tưởng như câu chuyện trên đây là câu chuyện của chính tôi, chứ không phải là của ai khác. Tại sao trên đời này lại có nhiều câu chuyện cổ tích được viết giữa nhân gian bên cạnh biết bao nỗi đau, bất hạnh của con người. Tôi định rằng, sau khi kể lại câu chuyện của mình, vợ chồng tôi, một ngày nào đó, sẽ bằng cách này hay cách khác đến thăm cặp vợ chồng kia, và chúng tôi sẽ cố gắng để kết nối trên thế gian này những câu chuyện cổ tích kỳ lạ như vậy, chúng tôi sẽ kể cho nhân gian nghe về những điều tốt đẹp nhất, kỳ lạ nhất, hy hữu nhất mà họ chưa từng nghe, chưa từng chứng kiến.

Tôi sinh ra cũng lành lặn như bao nhiêu người con gái khác. Vừa bước vào tuổi sinh viên, lên thành phố Hồ Chí Minh trọ học, tôi đã bập vào tình yêu với một chàng trai trẻ. Người yêu tôi rất đẹp trai, hào hoa, ga lăng và có nhiều tiền. Chắc hẳn anh ta sinh ra trong một gia đình khá giả. Anh ta nói với tôi anh ta cũng là sinh viên của một trường đại học. Một cô gái quê như tôi, lần đầu tiên choáng ngợp bởi tình cảm khác giới, lại thật thà, cả tin, tôi đã bị lầm. Tình yêu của chúng tôi vừa kịp mặn nồng thì người yêu tôi bị bắt vì tổ chức sử dụng trái phép ma tuý và thuốc lắc. Ngoài ra, anh ta không hề là một sinh viên như đã lừa gạt tôi mà sau khi bị bắt, anh ta lộ nguyên hình là dân xã hội đen. Tôi đã khóc rất nhiều nhưng tổn thương trước tình cảm trong trắng mà mình đã trót trao nhầm người, tôi kiên quyết từ bỏ tình yêu này.

Người yêu tôi chịu án tù 4 năm, vừa vặn với khoảng thời gian tôi học xong đại học. Bốn năm, tôi đã hoàn toàn quên được mối tình đầu lầm lỡ, tôi lao vào học tập và lấy lại thăng bằng sau những cú sốc tinh thần. Trái tim tôi sau một lần yêu lầm, đã không đủ tự tin để rung động thêm một lần nữa. Tôi khép lại tất cả cho tương lai phía trước. Tôi muốn ổn định xong nghề nghiệp, tôi mới nghĩ đến chuyện riêng tư. Tốt nghiệp đại học, tôi được nhận vào làm ở một công ty nước ngoài. Cũng chính nơi này, thần tình yêu đã gõ đôi đũa định mệnh. Tôi gặp người đàn ông thứ 2 của đời mình.

Anh chính là trưởng phòng nhân sự của công ty. Tôi đã rất run sợ trước tình yêu, con chim đã một lần trúng thương, gãy cánh nên sợ đậu phải cành cong. Nhưng trái tim nào có thể nghe được lý trí. Một lần nữa, tôi đã lại bị khuất phục trước con tim mình. Chúng tôi yêu nhau say đắm. Sau khi yêu tôi, tìm hiểu tôi được 1 năm, anh đã muốn đi đến kết hôn sớm. Trước khi chuẩn bị kết hôn, tôi cũng đã kể cho anh nghe mối tình đầu của tôi. Anh hiểu và rất thông cảm. Bất hạnh bất ngờ ập đến với tôi đúng vào lúc chúng tôi cùng nhau đi chụp ảnh cưới. Bạn trai cũ của tôi đã ra tù, anh ta đi tìm tôi, và biết tôi sắp kết hôn, anh ta đã mua a xít rắp tâm trả thù tình. Kết cục vô cùng bi thảm, toàn bộ ca a xít bạn trai cũ đã hắt lên mặt tôi lãnh trọn.

Tôi nằm viện hơn một năm trời, qua hàng chục ca phẫu thuật. Cũng như người con gái trong câu chuyện kia, đôi mắt tôi đã bị mù vĩnh viễn. Tệ hơn nữa, gương mặt tôi méo mó biến dạng. Tôi không dám ra đường với gương mặt hiện tại của mình. Chồng chưa cưới của tôi rất may chỉ bỏng nhẹ ở tay và lưng, do anh ta chở tôi khi tôi bị tạt a xít. Anh cũng đã ở bên cạnh tôi, chăm sóc tôi suốt cả năm trời khi tôi ở bệnh viện. Bao nhiêu nước mắt, đau khổ và chia sẻ, anh cũng đã nhỏ xuống vì tôi. Nhưng anh không thể làm đám cưới với cô gái tật nguyền là tôi. Anh đã khóc khi viết cho tôi một bức thư dài mong tôi tha thứ. Anh nói rằng, anh rất thương tôi nhưng nhìn gương mặt của tôi anh thấy sợ hãi, anh không chịu nổi những cảm giác đã qua. Chúng tôi chia tay nhau. Tôi mất tất cả. Tôi chìm sâu xuống vực thẳm của cuộc sống.

Cha mẹ tôi quyết định đưa tôi về quê sau tai nạn và những thương tổn tinh thần. Ở quê, tôi vẫn tiếp tục tìm đến cái chết. Tôi không thể thoát ra khỏi nỗi tuyệt vọng.  Mẹ tôi đã bỏ hết việc đồng áng, luôn ở bên cạnh tôi để động viên tinh thần tôi. Không biết bao nhiêu lần tôi đã gào lên với mẹ tôi rằng xin mẹ hãy để con được tìm đến cái chết. Tôi không thể sống mà chìm sâu trong nỗi tuyệt vọng, trong đau khổ. Những lần như vậy, mẹ ôm tôi và khóc. Tôi đã sống trong lay lắt tuyệt vọng. Tôi giấu mình trong nhà, vật vã và khóc lóc. Tôi không làm cách nào để thoát khỏi bi kịch của mình. Tôi chỉ muốn được chết, nhưng để chết được thật không dễ khi mà tôi đã bị mù, đến những việc cá nhân tôi còn không thể lo được, nói gì đến việc đi tìm cái chết. Với những người mù bẩm sinh, ông trời ban cho họ những khả năng kỳ diệu khác. Còn tôi mù là do tai nạn, tôi chưa kịp thích nghi với hoàn cảnh của mình.

Tôi cũng không thể lý giải được tại sao ông trời lại run rủi đưa anh đến bên tôi. Người con trai đã cứu vớt cả cuộc đời tôi, đã đưa tôi trở về với ánh sáng của tình yêu cuộc sống. Anh xuất hiện trong gia đình tôi như một sự sắp đặt của ông trời nhằm cứu lấy sinh linh tội nghiệp là tôi đang trong nỗi tuyệt vọng khốn cùng.

Anh học Trung cấp nông nghiệp, về xã tôi thực tập trong năm cuối. Anh thua tôi tới 5 tuổi, là một chàng trai trẻ trung, đẹp trai và rất tốt bụng. Trước khi bước vào căn nhà của ba mẹ tôi, anh vẫn còn là một sinh viên trong trắng ngây thơ, áo chưa từng vương bụi trần, chưa từng vấp ngã hay buồn khổ bởi những hệ lụy từ cuộc đời. Anh đã hồn nhiên đến gõ cửa nhà ba mẹ tôi xin ở trọ trong đợt thực tập 2 tháng.

Lần đầu tiên, anh đã gặp tôi, người con gái bất hạnh nhất trên đời. Tôi đã đuổi anh đi, đã van nài ba mẹ không cho anh ở trọ. Thế mà lạ lùng thay, sau khi nhìn thấy tôi, biết gia đình tôi có nỗi khổ riêng, anh càng quyết tâm ở lại và gần gũi động viên tôi. Thế rồi điều gì xảy ra thì sẽ xảy ra như không thể khác.

Trong một buổi tối mùa hè, ba mẹ tôi đã tâm sự cho anh nghe câu chuyện đời của tôi. Mẹ tôi vừa kể cho anh nghe, vừa lấy tay áo quệt nước mắt. Bởi vì, cho đến thời điểm đó, tôi vẫn luôn mang ý định tự tử để kết thúc cuộc sống này. Sau khi nghe câu chuyện đời của tôi, đêm ấy, anh đã chạy đến bên tôi ôm lấy tôi và khóc. Lúc đó, vì anh nhỏ tuổi hơn tôi khá nhiều nên vẫn gọi tôi bằng chị và xưng em. Anh nói, sẽ giúp tôi vượt qua nỗi bất hạnh này. Bằng cách nào đó thì anh không biết, nhưng chắc chắn phải giúp tôi sống.

Từ đó anh đèo tôi ra Hội Người mù học chữ nổi, và gần như bắt tôi hoà nhập trong thế giới người mù. Ngày nào cũng vậy, kiên trì suốt trong 2 tháng trời thực tập ở Trạm Giống thực vật của xã, anh đều đặn đưa đón tôi ở Hội Người mù, và sau đó ra đồng ruộng làm thí nghiệm. Và điều kỳ diệu đã xảy ra. Anh đã đem lòng thương tôi, và hơn thế nữa, anh yêu tôi và nhất quyết ra trường sẽ về quê hỏi cưới tôi làm vợ.

Tôi đã không thể tin nổi những câu chuyện cổ tích trong thời hiện đại này. Tôi đã chua xót khi nghĩ rằng chắc là anh ấy muốn trêu chọc tôi. Nhưng đến khi anh thưa chuyện với ba mẹ nói là anh thương tôi thật lòng và muốn xây dựng hạnh phúc với tôi, ba mẹ tôi đã quỳ xuống trước mặt anh vừa lạy vừa khóc, xin anh đừng đùa cợt đứa con gái đáng thương của họ. Nhưng anh đã kiên quyết thương tôi rồi, nếu ba mẹ ngăn cản, anh bỏ học ở lại quê với tôi. Tôi đã được hồi sinh thêm lần nữa. Tôi bắt đầu yêu cuộc sống và bắt đầu chấp nhận hoàn cảnh để chiến đấu với thực tại.

Anh lên trường rồi, ba mẹ thay nhau đưa tôi đến Hội Người mù, động viên tôi học chữ nổi, và tham gia dạy văn hóa xóa mù chữ cho người mù trong xã. Tôi đã cố gắng để sống và chờ đợi vào tình yêu của chàng trai nhỏ hơn tôi tới 5 tuổi như chờ đợi một phép nhiệm mầu. Dù rằng, sự chờ đợi ấy quá ư mong manh. Tôi nghĩ, chia tay tôi trở về trường, anh sẽ tỉnh cơn xúc động, anh sẽ quên tôi, và sẽ sống với thế giới của anh.

Nhưng mọi điều kỳ diệu nhất vẫn có thể xảy đến với cô bé mù loà và gương mặt biến dạng như tôi. Tốt nghiệp Trung cấp xong, anh xin về làm việc tại Trạm Giống thí nghiệm của xã tôi và quyết tâm trở thành chồng của tôi. Anh nói rằng, đời tôi khổ nhiều quá rồi, ông trời sai anh đến để mang hạnh phúc mà lẽ ra tôi được hưởng chứ không phải chịu nhiều thử thách thế này. Ngay cả bản thân tôi, cho đến lúc này vẫn không thể tin nổi tại sao ông trời lại mang anh đến cho tôi. Tại sao một chàng trai khỏe mạnh, đẹp trai như anh lại có thể đem lòng yêu một người con gái lớn tuổi, mặt mũi biến dạng và hai mắt bị mù.

Cả làng, cả xã, cả ba mẹ họ hàng không một ai dám tin vào tình yêu của chúng tôi, ngay cả khi chúng tôi cưới nhau, rồi tôi mang thai và sinh đứa con đầu lòng, mọi người vẫn phấp phỏng, vẫn chờ đợi một kết cục buồn rằng anh sẽ bỏ tôi ra đi sau cơn xúc động nhất thời. Nhưng điều đó vẫn chưa xảy ra, khi tôi đã sinh cho anh thêm 2 đứa con nữa. Vì đứa con thứ 3 mà anh suýt bị kỷ luật nặng, song chiếu cố hoàn cảnh của tôi, nên án kỷ luật có nhẹ đi.

Giờ đây con đầu lòng của tôi đã vào lớp 1, hai cháu sau sang năm cũng đã ngấp nghé tuổi đến trường. Anh vẫn là một người chồng yêu thương, một người cha mẫu mực với các con. Cuộc hôn nhân của tôi năm nay nữa là tròn 7 năm, và tôi, ngày ngày vẫn trôi qua như một giấc mơ mà tôi chính là nhân vật chính trong câu chuyện cổ tích thần tiên ấy. Tôi cũng không biết vì sao nữa, chỉ biết nguyện cầu cho hạnh phúc ở lại mãi mãi với gia đình tôi.

Mỹ Hạnh



Lời BBT:

Bạn Mỹ Hạnh thân mến!

Cuộc đời vẫn còn có biết bao phép nhiệm mầu, và tình yêu của bạn, gia đình hạnh phúc của bạn hiện tại chính là phép nhiệm mầu kỳ diệu nhất mà ông trời nhân đức đã ban cho bạn để giúp bạn xoá đi những ký ức đau buồn, những bất hạnh mà bạn đã trải. Trong cuộc đời này, mỗi một ngày trôi qua, là mỗi một phép nhiệm mầu. Nếu không có phép nhiệm mầu ấy, con người làm sao đủ sức để chống chọi qua những bão táp mưa sa của cuộc đời. Làm sao vượt lên những khổ đau, bất hạnh để tìm tới một cuộc sống bình yên, an vui.

Tôi nghĩ, bạn hãy an lòng mà hưởng trọn niềm hạnh phúc. Hãy sống thật xứng đáng với tình yêu cao thượng, đức hy sinh và tấm lòng bao dung vô bờ bến của chồng bạn. Hãy làm tất cả để giữ lấy hạnh phúc của mình. Không chỉ có bạn mà chúng tôi tin, sau khi đọc câu chuyện của bạn, sẽ có rất nhiều người nguyện cầu cho hạnh phúc của bạn sẽ ở lại mãi mãi bên bạn.

Chúc bạn một mùa xuân mới tràn đầy hạnh phúc và bình an.


Nguồn: http://antgct.cand.com.vn

Tôi đã tìm lại được các con của mình

Một năm mới nữa đã lại đến. Mùa xuân đang tới gần hơn. Tôi như cảm nhận được hơi ấm của mùa xuân trong làn gió đông băng giá. Không có tết năm nào, tôi không dành những khoảng lặng trước thềm năm mới để ngẫm nghĩ về cuộc đời của mình.



Kính thưa các anh, các chị trong BBT!

Tôi năm nay tuổi đã cao, quỹ thời gian không còn nhiều nữa, mà sự sống chỉ còn leo lét trong nay mai mà thôi. Tôi nghĩ, việc cần làm của tôi lúc này là kể cho tất cả mọi người cùng nghe câu chuyện của mình, kẻo rồi, mai này gần đất xa trời lúc nào không hay, lại thấy ân hận vì chưa chia sẻ được.

Tôi sinh ra và lớn lên ở làng hoa Ngọc Hà, Hà Nội. Mọi biến cố lớn của đời tôi xảy ra liên tiếp từ khi tôi lập gia đình. Tôi lấy chồng năm 17 tuổi, chồng tôi là một bác sỹ, làm việc cho chính quyền Pháp thời đó. Vợ chồng tôi lần lượt sinh hạ được 3 người con. Sau năm 1954, chồng tôi đi sang Pháp để tu nghiệp tiếp. Lúc tiễn chồng đi, tôi không hề biết mình đã mang thai. Nhưng kể từ ngày tiễn chồng đi, từ đó, tôi không bao giờ còn nhận được tin tức của chồng.

Tôi vốn là con gái làng hoa, nhà bố mẹ nghèo, ba đời trồng hoa, nên lớn lên chỉ biết trồng hoa chứ không biết làm nghề gì khác. Khi chồng tôi ra đi, anh ấy chỉ nói với tôi rằng sang đến nơi, xem địa chỉ cụ thể như thế nào, thì anh sẽ gửi thư về. Tôi tin chồng, nghe lời chồng, và chỉ  biết chờ đợi nhưng tin tức của chồng vẫn bặt vô âm tín. Bụng tôi càng ngày càng lớn. Láng giềng xung quanh đàm tiếu chê cười, cho rằng chồng đi vắng tôi theo trai ăn nằm với trai rồi chửa hoang. Tôi rất đau khổ, nhưng đành cắn răng chịu đựng nuốt nước mắt và uất hận vào trong.

Cuộc sống ở miền Bắc sau năm 1954 vô cùng gian khổ. Số tiền lương mà chồng tôi để lại nuôi mấy mẹ con rồi cũng hết. Từ ngày tôi lấy chồng, sống bằng tiền lương của chồng nên bỏ nghề trồng hoa. Bây giờ chồng ra đi, bốn mẹ con không còn tiền để sống, bụng lại chửa vượt mặt rất cơ cực. Nhà bố mẹ chồng thì nghi ngờ cái thai trong bụng nên không đoái hoài đến cơ cảnh của 4 mẹ con. Nhà ngoại thì đều nghèo xác xơ, sống nhờ vào những luống hoa phập phù lúc thất bát.

Ngày tôi vào viện sinh nở cũng là lúc trong nhà kiệt quệ không còn cái gì để bán nữa. Hai đứa con lớn nheo nhóc, đói ăn, đứa thứ ba mới 2 tuổi bị sốt phải đưa vào viện, lòng dạ và tinh thần tôi rối bời như tơ vò. Tôi sinh đôi cùng lúc được hai cô con gái. Trước đó, tôi đã có ba đứa con trai, lần này, sinh được một đôi con gái, tôi thật vui mừng khôn xiết. Nhìn hai đứa bé đỏ hỏn, niềm vui chưa kịp đến thì nỗi tuyệt vọng vì gia cảnh của mình đã làm cho tôi phải rơi lệ.

Tình thế của tôi lúc đó thực bi đát, đứa thứ 3 đang phải vào viện, hai đứa lớn đang đói ăn ở nhà. Giờ lại thêm hai đứa trẻ mới lọt lòng mẹ, một mình tôi làm sao nuôi nổi các con đây. Tôi còn nhớ bà hộ sinh tên là Nụ, người đã đỡ đẻ cho tôi lúc ấy, khuyên tôi cho 2 đứa nhỏ đi để lấy tiền nuôi 3 đứa còn lại, nếu không cả nhà sẽ chết đói. Tôi không còn cách nào khác đã phải nghe theo lời bà Nụ tìm cách cho hai đứa bé đi. Thật may, bà Nụ đã tìm được hai gia đình hiếm con và đưa hai đứa trẻ cho hai gia đình đó.

Tôi còn nhớ như in, bà Nụ đưa cho tôi một ngàn đồng tiền người ta cảm ơn. Bà Nụ nói với tôi, đừng liên lạc và đừng tìm con. Đã cho đi rồi, phải tuyệt đối giữ chữ tín, để cho nhà người ta yên tâm nhận con về nuôi, coi như con đẻ. Đừng làm gì xáo trộn cuộc sống riêng của nhà người ta. Phải cố quên đi việc mình đã có hai đứa con này. Tôi cầm tiền mà ruột đau như cắt, nước mắt tuôn lã chã.

Tôi về lại làng Ngọc Hà, đi trồng hoa thuê, kiếm tiền rau cháo qua ngày nuôi 3 đứa con. Thời gian này, tôi suy sụp một cách khủng khiếp. Tôi không biết tại sao chồng tôi lại bỏ mẹ con tôi ra đi mà không một hồi âm, không một tin tức. Hay chồng tôi đã bị tai nạn chết bên xứ người. Hay gia đình nhà chồng tôi vì nghi ngờ mà tìm cách tin cho chồng tôi về cái thai trong bụng tôi ngày chồng tôi ra đi tôi chưa nhận biết mình đã mang thai. Bao nhiêu câu hỏi nghi ngờ giày vò tôi khiến cho mái tóc tôi bạc trắng, người gầy xác xơ. Gia đình nhà chồng sau đó cũng dọn đi đâu mất, không liên lạc lại nữa. Tôi đã sống những năm tháng rất khó khăn, các con tôi học hết cấp 2 đều phải bỏ học về trồng hoa cùng mẹ.

Cuộc sống vô cùng khốn khó, tôi cũng chẳng còn nhiều thời gian để nhớ về người chồng biệt vô âm tín. Nhưng trong lòng tôi thì canh cánh một nỗi đau xé lòng về hai đứa con của tôi đang lưu lạc tới phương trời nào. Thời gian ngày một dần trôi, các con tôi đều đã lớn và đều đã tìm được việc để làm, cuộc sống của tôi không còn phải đói ăn từng bữa nữa, dù vẫn còn rất nghèo khổ. Đến lúc này, nỗi ân hận giày vò trong tôi quá mức, tôi quyết định đi tìm bà Nụ chỉ để cầu xin bà nói cho tôi biết các con tôi giờ đang ở đâu, tôi có thể đến nhìn thấy chúng lớn lên, bình yên và hạnh phúc trong vòng tay của người khác là tôi mãn nguyện. Tôi không có ý định giành giật lại con của mình. Nhưng éo le thay, khi tôi tìm đến bà Nụ thì bà đã mất. Bà không để lại bất kỳ một giấy tờ gì, hay lời nhắn nhủ gì về lai lịch hai đứa con tôi.

Ba mươi năm sau, kể từ ngày tôi rứt ruột đem cho đi hai đứa con của mình, bỗng dưng một ngày, có một người phụ nữ đến tìm tôi và khẩn khoản đề nghị tôi đến bệnh viện Việt-Xô có người cần gặp. Linh cảm làm cho tôi run rẩy, tôi vội vàng đồng ý ngay và cập rập đi theo người phụ nữ ấy đến bệnh viện. Ở bệnh viện, một cuộc gặp gỡ trùng phùng đẫm nước mắt. Tôi nhìn thấy một người phụ nữ đã ngoài 60 tuổi, mái tóc đã bạc phơ nằm thiêm thiếp trên giường bệnh. Bên cạnh là một thiếu phụ chừng 30 tuổi, có cả chồng và con trai ở bên. Người phụ nữ nằm trên giường bệnh thấy tôi đến, ra hiệu cho tôi tới gần bên.

Tôi thấy nước mắt bà lăn dài trên đôi gò má bợt bạt. Bà cầm tay cô con gái chừng 30 tuổi, đặt vào lòng tay tôi. Bà vừa khóc vừa run run cất lời: “Cảm ơn bà đã mang đến cho tôi niềm hạnh phúc mà hạnh phúc ấy lẽ ra là của bà. Suốt 30 năm qua, lúc nào tôi cũng nghĩ đến bà, người phụ nữ tôi chưa từng gặp mặt. Tôi đã hưởng trọn niềm hạnh phúc của bà với ý nghĩ rằng, mình xứng đáng được hưởng. Nhưng rồi, nỗi day dứt của tôi cứ ngày một đầy lên. Tôi đã tự hứa với mình, một ngày nào đó sẽ nói hết sự thật với con gái tôi rằng mẹ không phải là mẹ đẻ của con. Mẹ là mẹ nuôi của con và giục con gái tôi đi tìm bà. Chính bà Nụ đã trao cho tôi toàn bộ địa chỉ của bà, để một ngày nào đó, khi bà Nụ chết đi, có ai đó cần tìm đến với sự thật thì vẫn còn chìa khóa trong tay. Tôi đã giữ chiếc chìa khoá ấy 10 năm nay, với một ý nghĩ, tôi sợ mất đứa con gái yêu quý của mình. Bây giờ tôi biết mình không còn được bao lâu trên cõi đời này nữa, tôi sợ tôi không kịp làm điều này là nói cho con gái tôi biết sự thật”.

Tôi đứng chết lặng trong bệnh viện, ôm lấy con gái của tôi giờ đây đã làm mẹ mà khóc như mưa như gió. Sau đó vài ngày, mẹ nuôi của con gái tôi mất. Trong di chúc, bà để lại toàn bộ tài sản của bà cho con gái tôi. Tôi đã như được sinh ra thêm lần nữa vì tìm được con, và thấy con mình được nuôi dạy tử tế và sống hạnh phúc. Con gái tôi đã tìm cách giúp đỡ ba anh trai còn khó khăn hơn, và đón tôi về ở cùng. Tôi đã từ chối con vì tôi không muốn làm xáo động cuộc sống của con gái tôi. Dù chỉ có công sinh thành, không có công nuôi dưỡng, nhưng con gái tôi đã gần gũi với tôi như hai mẹ con chưa từng có 30 năm đoạn trường xa cách. Tôi thầm cảm ơn trời phật đã mang nhiều ân huệ đến cho số phận tôi. Nhưng cuộc sống của tôi vẫn chưa thể nào trọn vẹn khi tôi còn một đứa con gái nữa là chị em sinh đôi hiện giờ vẫn còn lưu lạc ở phương trời nào. Tôi đem chuyện kể với con gái tôi và bàn bạc với con tìm cách nào để tìm được chị, cho chị em anh em nhận nhau, mẹ con nhận nhau thì có chết tôi mới nhắm được mắt.

Tôi cũng không thể ngờ được rằng, trong thời gian này, đứa con gái còn lại của tôi đang tìm đường trở về quê hương. Thật kỳ lạ, một sự trùng hợp ngẫu nhiên và rất nhiều sự trùng hợp khác nữa về đứa con sinh đôi của tôi. Cháu cũng vừa được bố mẹ nuôi người Hoa cho biết sự thật về nguồn gốc của mình. Người nhận nuôi con gái tôi là một cặp vợ chồng người Hoa, không có con. Sau khi nhận con nuôi, họ trở về nước sinh sống. Khi tuổi cao sức yếu, ông bà quyết định nói cho cháu biết gốc gác của cháu là ai, mẹ ruột của cháu vì sao mà phải dứt ruột đem cho con mình. Cũng như trường hợp kia, bà Nụ, người đàn bà giàu lòng nhân ái đã đưa địa chỉ, nhân thân, quê quán và gốc gác của mẹ đẻ cháu, cho gia đình nhận nuôi cháu và để họ tự nguyện làm điều phúc đức. Bà Nụ làm việc này xuất phát từ tấm lòng nhân hậu của một người mẹ. Bà mong muốn, là không được tiết lộ, không được để người cho con  biết được ai là người nhận nuôi con mình để tránh rắc rối về sau. Thế nhưng trước khi mất, bà Nụ đã lặng lẽ gửi địa chỉ của tôi cho hai gia đình đó.

Thêm một cuộc trùng phùng của gia đình tôi chan chan nước mắt. Tôi tìm lại được hai đứa con gái sinh đôi, khỏi phải nói, tôi hạnh phúc biết chừng nào. Con gái tôi một đứa không biết nói tiếng Việt, nhưng không hề gì, tình mẫu tử đã nhanh chóng đưa chúng tôi lại bên nhau trong một gia đình ấm cúng. Giờ đây cả gia đình tôi đã đoàn tụ. Tôi không bị mất bất kỳ một đứa con nào cả. Chúng đã trở về và quây quần bên tôi. Riêng con gái có bố mẹ nuôi người Hoa thì vẫn sống ở Trung Quốc với bố mẹ nuôi. Một năm cháu dành hai kỳ nghỉ đông và nghỉ hè đưa vợ chồng con cái về Việt Nam quây quần bên mẹ. Ba con trai của tôi cuộc sống đã đổi thay, kinh tế khá giả lên rất nhiều nhờ sự giúp đỡ của gia đình bố mẹ nuôi của hai con gái tôi. Cả gia đình tôi đều sống trong đề huề, hạnh phúc không cùng.

Thỉnh thoảng tôi vẫn phải tự cấu véo vào tay mình, để xem có phải tôi đang sống trong một giấc mơ hay không. Lần nào, cấu xong, nhìn lên bức ảnh của 5 đứa con nay đã là 5 gia đình quây quần bên nhau mà tôi phóng to treo giữa nhà, tôi lại bật khóc. Tôi khóc hu hu như một đứa trẻ vì không tin nổi tại sao cuộc đời lại cho tôi quá nhiều hạnh phúc đến thế. Còn về chồng tôi, đã từ lâu tôi không nghĩ về ông ấy nữa. Trong sâu thẳm, tôi tự nghĩ, chắc phải có lý do nào đó mà ông ấy phải làm cái việc đau lòng là chối bỏ quá khứ. Dẫu thế nào, tôi vẫn tha thứ cho ông ấy và càng thấy thương chồng tôi nhiều hơn. Những năm tháng qua, chắc ông ấy đã sống một đời sống cũng chẳng hạnh phúc gì.

Kính thư: NTV.



Lời BBT:

Bà NTV kính mến!

Chúng tôi quyết định đăng câu chuyện của bà trong số đầu tiên của năm Kỷ Sửu. Đây là một câu chuyện không có nhiều tình tiết ly kỳ, éo le,  nhưng lại vô cùng xúc động và ấm áp tình người. Câu chuyện của bà đã mang đến cho cuộc đời này thêm nhiều niềm tin và hy vọng vào những phép nhiệm mầu, những điều tốt đẹp trong cuộc đời.

Bà nói đúng, chồng bà, hẳn là vì một lý do nào đó đã không thể trở về được bên bà và các con, và cho dù là bất kỳ lý do nào đi chăng nữa, có lý hay phi lý, phải đạo hay đớn hèn, đáng thương hay đáng khinh thì ông ta thật diễm phúc và may mắn khi được bà tha thứ. Và chắc hẳn, ở một phương trời nào đó, còn sống hay đã chết, linh hồn ông cũng sẽ không bao giờ được thanh thản trong cõi vĩnh hằng này.

Bước sang năm mới, năm Kỷ Sửu, chúng tôi hy vọng sẽ tiếp tục nhận được sự cộng tác của quý độc giả cho chuyên mục “Chuyện khó tin nhưng có thật”. Kính chúc quý độc giả một mùa xuân mới, một năm mới an khang thịnh vượng.


Nguồn: http://antgct.cand.com.vn

Tôi đã tha thứ cho cô ấy

Tôi từng không biết mình đang ở trạng thái nào. Hạnh phúc đến tột độ hay đau khổ và mất mát? dường như tôi chẳng còn phân biệt được rạch ròi nữa. Nhưng cảm giác có thật nhất trong tôi lúc ấy là cảm giác báu vật lớn nhất mà tôi vừa bị đánh cắp mất, nay tôi đã tìm lại được…



Kính thưa các anh các chị trong BBT!

Tôi như kẻ vừa rơi xuống đáy tột cùng thất vọng, đổ vỡ, nay đã tìm được một chiếc phao cứu sinh để đưa tôi trở về với cuộc sống dẫu có đổ vỡ mất mát thì vẫn tươi đẹp hơn trước đó một ngàn lần. Mặc dù câu chuyện đó xảy ra cách đây đã khá lâu rồi, thời gian đã đủ làm lành mọi vết thương, nhưng mỗi lần nghĩ lại, tôi đều rùng mình ớn lạnh bởi cảm giác kinh khủng của nó.

Tốt nghiệp đại học xong, tôi đi làm nghiên cứu sinh ở Tiệp Khắc trong quãng thời gian khá dài. Ngoài 30 tuổi, tôi mới trở về nước và mới bắt đầu tìm hiểu và lập gia đình. Ngày ở nước ngoài học tập và làm nghiên cứu, tôi cũng có một vài người bạn thân và một vài mối tình thoảng qua với các cô bạn gái người nước ngoài. Nhưng ngay từ đầu đã xác định về nước mới lấy vợ nên mọi mối quan hệ tình cảm thời tuổi trẻ rất nhẹ nhàng, không để lại trong tôi nhiều những áp lực hay suy nghĩ.

Tôi làm việc ở Viện TH. Trong quá trình tham gia giảng dạy thêm Trường Đại học TH tại Hà Nội, tôi đã gặp một người con gái rất xinh đẹp và hiền dịu. Người con gái đó là giảng viên ở ngay trong trường nơi tôi cộng tác. Ngay từ lần gặp đầu tiên, tôi đã có một tình cảm đặc biệt với vẻ ngoài xinh đẹp và tính cách hiền dịu của cô ấy.

Tôi chủ động tìm hiểu và biết được cô có một mối tình đầu sâu đậm với một người bạn học. Giống như tôi, người yêu của cô ấy đi tu nghiệp ở nước ngoài, tại Cộng hòa Liên bang Đức. Cô đã quên cả tuổi thanh xuân để chờ đợi và chung thủy với người yêu. Thế nhưng người yêu cô cứ khất lần khất lữa mãi không trở về. Hình như anh ta không có ý định trở về Việt Nam sinh sống, nhưng cô gái thì gia đình rất hoàn cảnh. Nhà được hai anh em, anh đi bộ đội và hy sinh ở chiến trường, còn lại một mình cô nên việc dứt bỏ bố mẹ già để ra nước ngoài cùng người yêu là điều không thể. Đúng lúc ấy, tôi xuất hiện.

Trước tình cảm chân thành của tôi, cô ấy đã nhận lời yêu tôi. Ngày tôi đưa cô ấy về giới thiệu với gia đình tôi, ông nội tôi và cha tôi ngay phút ban đầu gặp gỡ đã rất hài lòng trước vẻ ngoài xinh đẹp, dịu dàng và đoan trang của cô ấy. Chuyện tình cảm của chúng tôi diễn ra chóng vánh trong nửa năm là chúng tôi đi đến kết hôn.

Chúng tôi được phân một căn hộ tập thể 20m2 ở Viện TH nơi tôi làm việc. Sau khi kết hôn, vợ tôi không giảng dạy nữa mà về công tác ở Viện LS gần nhà. Một năm sau chúng tôi đón cậu con trai đầu lòng. Những năm đó, cuộc sống vừa thoát khỏi bao cấp nên cũng rất khó khăn. Chúng tôi quyết định chỉ sinh một đứa con và dồn tất cả để dạy dỗ nó nên người, tạo điều kiện tốt nhất cho nó. Vợ tôi là người kín đáo, lặng lẽ, ít nói, nên cuộc sống của chúng tôi rất yên ấm, hạnh phúc. Tôi bằng lòng với hạnh phúc hiện tại và thầm cảm ơn cuộc đời đã ban cho tôi người vợ hiền thảo.

Cuộc sống của chúng tôi cứ thế trôi đi. Cả hai vợ chồng đều làm khoa học, công tác nghiên cứu nên thu nhập cũng đạm bạc, cuộc sống đơn giản, chúng tôi cũng không có nhu cầu nhiều hơn. Thế nhưng mọi bất hạnh bỗng một ngày ập đến như bão lốc. Tôi còn nhớ như in ngày đó, tôi vừa đi làm về thì đã thấy vợ tôi đang ngồi với một người khách lạ, cô ấy khóc sưng cả mắt. Khi tôi vừa vào đến nhà thì vợ tôi cứ thế ôm mặt khóc nấc lên. Tôi hoảng quá không biết có chuyện gì xảy ra thì ngay lập tức, vợ tôi quỳ sụp xuống dưới chân tôi khóc nức nở: “Em có tội với anh, xin anh hãy tha thứ cho em. Em có tội với gia đình anh, xin anh hãy tha thứ cho em”.

Tôi đứng như trời trồng, trong lòng hỗn loạn vì không hiểu điều gì đang xảy ra. Nhưng bằng sự nhạy cảm của một người đàn ông, tôi lờ mờ đoán rằng, gia đình tôi, tổ ấm của tôi đang gặp phải bão lớn, và người đàn ông xa lạ đang ngồi trước mặt vợ chồng tôi có lẽ là một nguyên nhân gây ra cơn bão này.

Cuối cùng thì vợ tôi cũng bình tĩnh lại. Câu chuyện được vợ tôi nói ra rành rọt. Dù chỉ mấy câu thôi nhưng tôi nghe như sét đánh ngang tai. Tôi đổ sụp xuống, choáng váng và tuyệt vọng. Vợ tôi nói rằng đã mang tội lớn với tôi, rằng suốt trong 5 năm qua cô ấy đã lừa dối tôi, mặc dù sống cùng với tôi nhưng cô ấy vẫn nhớ tới người yêu cũ. Và điều khủng khiếp nhất, như một phát đại bác nã vào tim tôi tan nát, kết liễu cuộc đời tôi ngay từ phút giây ấy, đó là vợ tôi nói rằng, đứa con trai của chúng tôi chính là đứa con của người đàn ông đang ngồi trước mặt tôi chứ không phải của tôi.

Trước khi cô ấy kết hôn với tôi, người yêu cô ấy đã bay từ Đức về và họ đã gặp gỡ nhau. Ngay sau khi kết hôn, cô ấy có thai luôn và theo vợ tôi thì cái thai trong bụng của cô ấy chính là giọt máu của người yêu cũ. Mặc dù không đến được với nhau nhưng tình cảm của hai người khá sâu đậm. Người yêu cũ của cô ấy cũng đã lấy vợ ở nước ngoài. Thế nhưng do một trục trặc về sức khỏe, sau một trận ốm khá nặng, người yêu cũ của vợ tôi không còn khả năng có con. Là con trai duy nhất trong một gia đình, lại là tộc trưởng của một dòng họ, việc không thể có con là một tai nạn quá lớn đối với anh ta và gia đình họ tộc của anh ta. Khi biết người yêu cũ ở Việt Nam sau lần gặp gỡ trước khi kết hôn đã có thai ngay và sinh con như một chiếc phao cứu sinh anh ta. Anh ta đã ly dị vợ trở về nước sinh sống và tìm gặp vợ tôi để xin nhận giọt máu của mình.

Vợ tôi vẫn còn quá nặng tình với mối tình đầu, với người đàn ông mà cô ấy không thể đến được. Chính vì vậy khi anh ta trở về, gặp lại và van xin, vợ tôi đã thương cảm và bằng lòng. Dân gian có câu: “Tình cũ không rủ cũng về” quả thật không sai. Vợ tôi cũng không nằm trong trường hợp ngoại lệ. Tới đây, cô ấy sẽ xin phép tôi và cùng với con trai tôi sẽ ra đi khỏi căn nhà của tôi cùng với người đàn ông kia đang ngồi trước mặt tôi.

Thú thực tôi không còn nghe được gì nữa, không còn biết gì nữa. Tôi ngồi như một bức tượng và im lặng để mặc hai người một là vợ tôi, một là anh kia trình bày trước tôi và xin tôi tha thứ. Chúng tôi là những trí thức, lại từng có thời gian học tập, làm việc lâu năm ở nước ngoài nên có thể trong xử sự chúng tôi văn minh và Tây hóa hơn. Ngay lúc đó, tôi đã im lặng và bước ra khỏi nhà mình. Tôi trở về nhà của bố mẹ tôi với tâm trạng suy sụp.

Tôi ở lỳ nhà bố mẹ tôi một tuần liền không quay lại nhà mình. Sau một tuần gần như nằm liệt giường ở nhà bố mẹ, tôi đã qua đi những cảm giác sốc ban đầu. Tôi suy nghĩ kỹ và đi đến quyết định nói chuyện với bố mẹ tôi chuyện của gia đình tôi. Bố mẹ tôi đã khóc khi nghe tôi kể chuyện nhưng cả gia đình đồng ý cho chúng tôi ly hôn để vợ và con tôi có thể trở về với gia đình đích thực của cô ấy.

Tôi trở về nhà sau một tuần. Vợ tôi cũng suy sụp không kém gì tôi. Cô ấy đã chuẩn bị cho một cuộc ra đi. Chúng tôi lặng lẽ làm thủ tục ly hôn. Sẽ không có điều gì xảy ra sau đó nữa nếu như tôi không nghe theo lời khuyên của bà thẩm phán xử vụ ly hôn của chúng tôi. Chính thẩm phán đã khuyên tôi nên đi xét nghiệm ADN để mọi thứ được rõ ràng minh bạch hơn. Kết quả như thế nào thì bản thân mình cũng thỏa mãn, không ân hận.

Tôi hoãn vụ ly hôn và quyết định tiến hành xét nghiệm ADN tìm bố đích thực cho con trai tôi. Tôi không nói gì với vợ tôi về chuyện tôi âm thầm làm. Tôi chỉ nói với cô ấy là anh cần một thời gian nữa. Ngày đó, xét nghiệm ADN trong nước rất khó khăn và phải qua rất nhiều thủ tục rườm rà và giấy phép. Vì thế tôi đã liên lạc với một vài người bạn nước ngoài và gửi các mẫu vật ra nước ngoài làm giúp trong khoảng thời gian nhanh nhất. Hơn một tháng sau, tôi đã có kết quả xét nghiệm.

Kính thưa các anh các chị. Tôi như người đã chết đi rồi được sống lại lần thứ hai. Như kẻ giữ một báu vật quá lớn bỗng một ngày phát hiện ra báu vật đó đã bị đánh cắp và giờ đây sau bao nhiêu tiếc nuối, đau khổ, giày vò bỗng dưng tôi đã tìm lại được báu vật quá lớn ấy cho mình. Tôi gần như phát điên lên vì hạnh phúc. Khỏi phải nói, khi cầm kết quả xét nghiệm rõ ràng mười mươi tôi là cha đẻ của con trai tôi, tôi cảm thấy cuộc đời tôi hạnh phúc lại dâng ngập đến đủ đầy. Tôi không cần gì hơn nữa, không một mong muốn nào khác nữa. Tôi đã mang kết quả xét nghiệm đưa cho vợ tôi và trình lên tòa án trước sự choáng váng của vợ tôi.

Tiếp theo đó là những chuỗi ngày bi kịch của vợ tôi. Thật lòng, tôi rất thương cô ấy nhưng sự đổ vỡ quá khủng khiếp, tôi không thể nào hàn gắn lại được cho dù tôi rất muốn giữ mẹ cho con trai tôi. Vợ tôi sau đó cũng không về sống cùng với người ấy. Tôi cũng không tìm hiểu lý do vì sao, mà thực ra tôi cũng không hề quan tâm đến những gì xảy ra tiếp theo sau đó của họ. Tôi chỉ biết rằng vợ tôi rất đau khổ.

Cô ấy đã rời khỏi nhà của tôi và để lại đứa con trai cho tôi nuôi dưỡng. Tuần nào cô ấy cũng đến trường tìm con và chơi với con. Tôi đã gặp cô ấy và yêu cầu cô ấy làm sao để tránh sự tổn thương cho con trai tôi. Có thể sau này khi con đã lớn đã hiểu được mọi chuyện thì mẹ con mới lại gặp nhau nhiều hơn. Vợ tôi đã đồng ý và sau đó, mỗi tháng cô ấy gặp con trai tôi một lần. Tôi cũng rất thương cô ấy, rất buồn và cảm thấy có lỗi với con trai nhưng số phận đã vậy, tôi không thể làm khác được.

Tôi sống một mình và không kết hôn nữa cho dù có rất nhiều người phụ nữ yêu thương và chia sẻ với tôi. Tôi nuôi dạy con trai tôi lớn khôn và cháu trở thành một người đàn ông thành đạt. Vợ tôi cũng không đi bước nữa. Bà ấy sau đó mua một căn nhà nhỏ trên Phú Thượng và sống một mình. Bây giờ con trai tôi đã đi làm ở một công ty nước ngoài, cháu lập gia đình và sinh được hai đứa con một trai một gái. Giờ đây ngày lễ, ngày Tết cả gia đình lại tụ họp đông đủ. Lần nào họp mặt gia đình, ăn uống hay lễ Tết, con trai và con dâu tôi đều đón mẹ về quây quần. Các con tôi năn nỉ chúng tôi hãy quay trở về sống với nhau để cho các con cháu được hạnh phúc, gia đình được sum vầy vẹn toàn. Thế nhưng không hiểu sao tôi không thể quay lại được với vợ tôi nữa.

Bây giờ chúng tôi đều đã có tuổi, sống nương tựa vào nhau vì con vì cháu. Không phải tôi không thương cô ấy, không phải tôi còn giận hay hận thù gì cô ấy nhưng mỗi lần nhớ đến cảm giác năm xưa khi tôi đứng trước nguy cơ mất con trai và gia đình bỗng dưng bị tước đoạt hết tất cả, tôi lại thấy ớn lạnh xương sống. Tôi không thể làm gì khác được nữa. Không biết như vậy tôi có ích kỷ quá không.

P.T. (Hà Nội)



Lời BBT:


Anh PT kính mến!

Cuối cùng thì anh cũng đã tìm lại được hạnh phúc. Báu vật của anh, anh xứng đáng được sở hữu, được hưởng thụ và sẽ không ai nỡ lấy đi của anh cả. Câu chuyện của anh khiến cho chúng tôi rất xúc động. Chúng tôi hiểu cảm giác của anh, có những vết thương qua thời gian có thể liền da, nhưng có những vết thương sâu không bao giờ kín miệng được mà với những vết thương ấy, thì vết sẹo mãi mãi sẽ không thể xóa tan được hình hài của nó. Và mỗi lần nhìn vào vết sẹo ấy, chúng ta không thể không nhói đau một cảm giác mất mát.

Anh là người chồng cao thượng, một người cha tốt nhưng sự tha thứ cho người vợ không có nghĩa là anh có thể quay về sống lại đời sống vợ chồng với người đã gây cho anh đổ vỡ và mất mát. Cảm giác không thể hàn gắn nổi là cảm giác có thật và chúng tôi hoàn toàn thấu hiểu. Không ai là trọn vẹn hạnh phúc. Vì thế anh hãy bằng lòng với cuộc sống hiện tại. Các con cháu anh sẽ hiểu và thông cảm cho anh.

Năm mới, chúng tôi chúc anh sức khỏe dồi dào, bình yên và may mắn.


Nguồn: http://antgct.cand.com.vn

Người tình trăm năm – Tình yêu có thực

Không dễ dàng để làm một người tình trăm năm trong đời. Bởi khái niệm người tình trăm năm chỉ là khái niệm ước lệ, và hình ảnh người tình trăm năm có lẽ chỉ tồn tại trong mộng tưởng, là thứ mà con người luôn mơ ước tới.

Nhưng dù chỉ trong mộng tưởng, trong khát vọng vươn tới của con người thì khái niệm “người tình trăm năm” luôn tồn tại quanh ta, bước vào cuộc sống của mỗi người một cách rõ rệt nhất. Hôn nhân là một cách để giữ người tình của mình suốt cả một cuộc đời.



Là sự ràng buộc ngọt ngào nhất và cũng nhiều nỗi cay đắng nhất để tôn vinh tình yêu để biến cái thoáng chốc, cái ngắn ngủi thành cái hữu hạn, cái trăm năm. Nhưng để làm được một người tình trăm năm đâu có dễ dàng, nếu không phải trả giá bởi bao nhiêu xót xa.

Có những cuộc tình đi qua nhưng hình bóng người tình để lại đâu dễ phai nhòa. Đó cũng là người tình trăm năm. Cái sự trăm năm ở đây không phải là giới hạn trong một số đo cụ thể về thời gian. Khái niệm trăm năm ở đây đã biến thành biểu tượng. Là khát vọng ngàn đời không thỏa của tình yêu.

Nhưng trong cuộc đời, có biết bao nhiêu những cặp vợ chồng mà mỗi một nửa trong số họ là người tình trăm năm của người kia. Ví dụ như vợ chồng Huy Cận, bà Lệ Thu chính là người tình trăm năm của nhà thơ Huy Cận. Bà yêu từng hơi thở của chồng, từng mẩu vụn trên bàn viết của chồng và giữ gìn cả những trang bản thảo nhà thơ Huy Cận đã vò và ném đi.

Bà yêu ông bằng một tình yêu của một người tôn thờ và thần tượng chồng mình hết mực. Khi nhà thơ Huy Cận rời bỏ dương gian, bà Lệ Thu gần như đánh vật với tất cả những gì mà chồng bà – nhà thơ Huy Cận để lại.

Từ một cuốn sách, đến chồng bản thảo ngồn ngộn trên bàn, cả những cái tách trà quen thuộc mà Huy Cận hay dùng, hay chiếc gối ông hay tựa lưng mỗi khi đọc sách. Tôi đã từng gặp người đàn bà gầy gò và bé nhỏ kia giữa một đống hỗn độn những đồ vật và di cảo của nhà thơ Huy Cận để lại.

Trong căn phòng bừa bộn ở 20 Điện Biên Phủ, người đàn bà đi lại nói năng khẽ khàng đến độ luôn sợ sự hiện diện của mình làm ảnh hưởng tới người khác. Bà đeo cặp kính dày và vùi đầu trên bàn giấy. Bà nói, bà dành toàn bộ thời gian để sống và làm việc trong căn phòng này để làm lại di cảo cho chồng.

Bà sẽ rời khỏi căn phòng này khi nào mọi công việc cho nhà thơ Huy Cận đã xong. Mặc ngoài kia cuộc sống đang náo nhiệt đến chừng nào, bà Lệ Thu giam mình lặng lẽ với những kỷ niệm và di vật chồng mình để lại. Đó chẳng phải là một cuộc tình trăm năm sao.


Hay như bà Bùi Thị Thạch, vợ của nhà thơ Tây tiến Quang Dũng. Ở tuổi gần 90, trí nhớ đã hoàn toàn rời bỏ bà mà đi thì trong những năm tháng cuối đời này, khi bà đã đặt một chân vào thế giới vô vi rồi thì vật bất ly thân mà bà luôn mang theo mình đấy là tập thơ Tây Tiến trong đó có bức ảnh của chồng mình là nhà thơ Quang Dũng.

Kỳ lạ, bà có thể không nhớ tới con gái đến thăm nuôi mình, có thể không nhớ tới các con bà rứt ruột đẻ ra đang gọi điện hỏi thăm bà, nhưng chồng bà, nhà thơ Quang Dũng thì bà không lúc nào là không nhớ. Càng lẫn, càng đi lạc vào cõi mơ, bà càng nhớ mồn một về cuộc tình năm xưa của ông và bà.

Một cuộc tình mà gặp nhau chỉ một lần, nhìn thấy nhau qua song cửa, rồi nhớ thương nhau, rồi thư đi thư lại hẹn thề nhau. Tình yêu là thứ duyên phận mong manh nhất nhưng cũng lại bền chắc nhất.

Bà Thạch đợi ông Dũng đi Trung Quốc về. Thời gian dài 4-5 năm trời khi tuổi xuân xanh đã sắp tàn, thế nhưng kiên quyết không lấy ai, bà đợi người tình trong mộng. Người đàn bà xinh đẹp, cao ráo, nước da trắng bóc ấy khi về làm vợ nhà thơ Quang Dũng đã lặng lẽ giấu mình đi phía sau chồng.

Lặng lẽ đến nỗi, không mấy người bạn của Quang Dũng biết bà, hay thấy bóng dáng của bà trong cuộc đời của ông. Yêu ông, và giấu mình lặng lẽ, trong câu chuyện kể về tình yêu của người luôn trong tình trạng mê sảng nói về câu chuyện tỉnh táo nhất, tôi nhận thấy giữa họ mối tình vợ chồng trăm năm đúng là dễ có ai bằng.

Hay mối tình chồng vợ của nhà thơ Hoàng Trung Thông cũng vậy. Bà Hoàng Thị Hoa, vợ nhà thơ Hoàng Trung Thông, cũng suốt một đời tần tảo chăm chồng nuôi con với một tình yêu chồng sâu nặng như núi cao biển cả. Hoàng Trung Thông có tật hay uống rượu và nói một mình trong bóng đêm.

Về già, ông uống rượu say đến nỗi bà phải trữ bao nhiêu thứ đồ giã rượu cho chồng. Bà đi tìm ông ở các quán rượu và khẽ khàng nhắc đủ để mình ông nghe kẻo sợ người khác nghe thấy: “Ông Thông ơi, đi về đi”. Rồi bà dìu ông đi liêu xiêu trên phố.

Cái dáng người gầy guộc mảnh dẻ của bà trở thành điểm tựa cho Hoàng Trung Thông trong những cơn say mềm môi. Họ đã đi bên nhau, lo lắng và chở che nhau trong suốt cả cuộc đời.

Giờ đây, ông bỏ bà đi xa đã mấy mươi năm, bà vẫn thế một mình trong căn hộ ở phố Ngô Quyền giữ gìn hình bóng và những kỷ niệm của chồng mình. Bà giữ từng bài báo, từng mẩu vụn nhỏ của ông viết, từng cuốn sách của ông. Bà cất kỹ càng trong những gói báo ni lông nhiều lớp.

Mỗi lần giở lại, tôi thấy tay bà run run, mắt bà ướt rượt trong nỗi sầu nhớ cố nhân. Hay như vợ chồng nhà thơ Tế Hanh, suốt bao nhiêu năm làm chồng, vài chục năm nay nhà thơ Tế Hanh lại làm đứa trẻ để cho vợ chăm sóc. Tình yêu cũng là mối duyên phận mà ông trời đã ràng buộc.

Ngày mỗi ngày, thế giới của người vợ ấy chính là chồng mình nằm kia, chồng mình có còn thở nữa không và có còn cảm nhận được bàn tay của bà mỗi khi bón cơm bón cháo. Cuộc sống của họ, thế giới của họ chỉ còn là những ngày tháng sống cho nhau và vì nhau tới khi rời bỏ dương gian.

Người tình trăm năm là vậy, không phải chỉ có trong khái niệm, trong mơ ước, trong khát vọng không thoả của tình yêu. Người tình trăm năm cũng chính là những cặp vợ chồng bên nhau và yêu thương nhau bằng một tình yêu biết ơn và chia sẻ. Họ tồn tại xung quanh cuộc sống của chúng ta, có thực và đáng trân trọng biết bao.


Nguồn: http://antgct.cand.com.vn

Em ơi, ta nhớ tình yêu quá…

Hồng Thanh Quang


Trong ngày 14/2 năm nay, ở tuổi ngót ngũ thập, nhiều sự đã trải qua và dường như đang có đủ mọi mối quan hệ khác nhau, không hiểu sao tôi lại thấy thiếu tình yêu như thế quá, không hiểu sao tôi lại thấy thiếu cái cảm xúc như thế quá…

Ngày Thánh Valentine năm nay đối với toàn thế giới vẫn là ngày lễ hội của tình yêu, ngày nhân tâm hỉ xả. Tại nước ta năm nay cũng có nhiều hình thức kỷ niệm ngày 14/2: Tại TP Hồ Chí Minh chẳng hạn, hình như còn có cả một cuộc hôn tập thể của 500 cặp tình nhân – xưa nay, với người Việt Nam, hôn nhau là chuyện kín đáo, mấy ai lại trưng cho cho thiên hạ “dòm” (Có lẽ vì thế nên lễ hôn tập thể này đã diễn ra không mấy nồng nhiệt; theo những người chứng kiến, đại đa số các cặp tham dự lễ hội hôn đêm Thánh Valentine ở TP Hồ Chí Minh chỉ ôm nhau chiếu lệ thôi)…


Thế mới biết, tâm lý lễ hội có thể làm thay đổi con người ta đến thế nào… Đang căng thẳng như ở Trung Đông, nơi diễn ra cuộc đối đầu dai dẳng giữa quốc gia Do Thái và người Palestine, nhưng Chính phủ Israel vẫn đồng ý gỡ bỏ trong chốc lát vòng kim cô phong tỏa dải Gaza để người Palestine có thể xuất 25 nghìn bông cẩm chướng dự tính bán trong ngày 14/2 cho các cặp tình nhân ở Hà Lan!

Thế nhưng hình như cuộc khủng hoảng kinh tế đang tiếp diễn ngày một trầm trọng hơn đã buộc không ít người phải nghĩ khác về ngày 14/2. Và mỗi nơi nghĩ mỗi khác. Ở Nga, theo một cuộc điều tra xã hội học, do khủng hoảng kinh tế nên các đấng mày râu năm nay hướng về gia đình nhiều hơn trước…

Tại Mỹ chẳng hạn, trên tờ The Wall Street Journal, một nhà báo đưa ra nhận xét rằng, Ngày Thánh Valentine từ lâu đã từ một truyền thống thông thường trở thành một trong những cơ hội doanh thu chính yếu trong năm. Nếu trong suốt bao nhiêu thế kỷ các cặp tình nhân chỉ đơn giản là gửi thư cho nhau thì bây giờ chúng ta buộc phải mua các món quà tặng khác nhau cho người thân yêu của mình, từ những chú gấu bông tới những viên kim cương.

Năm nay, có lẽ vì khủng hoảng kinh tế nên đàn ông Mỹ dự định sẽ chi ít tiền hơn năm ngoái – theo kết quả điều tra xã hội học của Tổ chức Discover Card, chi phí trung bình để làm đẹp lòng người đàn bà yêu quý của mỗi người đàn ông Mỹ trong ngày Thánh Valentine 2009 đã giảm từ 125,3 xuống còn 118,3 USD. Những hình thức kỷ niệm phổ biến nhất là một bữa ăn tối trong nhà hàng dưới ánh nến và trong thơm ngát hương hoa, hoặc một đêm du lịch trong khách sạn hay một bộ đồ lót “xịn”…


Ngày của Tình yêu

Phạm Chuyên

Con người
Trong tiến hóa của lòng ham muốn

Bảo Ngày của Tình yêu
Là tình yêu của người nam và người nữ

Xa xăm lắm lại bảo

Ngày của Tình yêu
Cụ kỵ nào mà không yêu chút yêu chắt
Ông bà nào mà không yêu cháu yêu con
Bố mẹ nào mà không yêu con yêu cháu

Thế mà đừng có quên
Bạn bè cũng có tình yêu
Thù hận mà vẫn cứ yêu
Valentine là vậy

Phải không ông
Phải không bà
Phải không anh
Phải không chị

Hoa hồng nào
Mà chẳng có gai…

Ngày 14/2/2009

Còn Tổng thống Venezuela, Hugo Chavez năm nay lại đã ra sắc lệnh hoãn kỷ niệm Ngày Tình nhân vì tại nước này ngày 15/2 sẽ tiến hành trưng cầu hiến pháp về việc bãi bỏ quy định hạn chế số lần tái bầu cử Tổng thống cũng như nhiều chức vụ nhà nước khác. Ông Chavez cho rằng, trong ngày 14/2, người Venezuela sẽ không có thời gian thừa để lo nghĩ tới chuyện tình yêu vì phải chuẩn bị cho “một trận chiến lớn”.

Bù lại, ông hứa, trưng cầu dân ý xong, ông sẽ tổ chức cho các công dân của mình hẳn… một tuần lễ tình nhân, thậm chí còn dài lâu hơn!

Nói chung, mỗi người nhìn về ngày 14/2 mỗi khác. Tôi cũng có cách nhìn riêng. Nhưng nói chung, tôi vẫn thích không khí truyền thống, khi chúng ta yêu nhau một cách riêng tư và đơn lẻ, khi chúng ta cảm nhận về tình yêu một cách không thực tế mà lãng mạn, mơ mộng tới tột cùng.

Trong ngày 14/2 năm nay, ở tuổi ngót ngũ thập, nhiều sự đã trải qua và dường như đang có đủ mọi mối quan hệ khác nhau, không hiểu sao tôi lại thấy thiếu tình yêu như thế quá, không hiểu sao tôi lại thấy thiếu cái cảm xúc như thế quá…

Tôi chợt nhớ tới những bài thơ mà tôi đã từng dịch, những bài thơ đều nói về tình yêu với một thái độ hơi bốc đồng, phóng đại, nhưng rất đỗi chân thành. Tôi cũng biết rằng, con người ta quả thực còn có nhiều công việc nhân sinh hơn là dồn hết ý nghĩa cuộc sống vào một ý trung nhân duy nhất nào đó. Nhưng đấy là nghĩ đi. Nghĩ lại, đã bao giờ bạn tự hỏi mình: Biết đâu, chỉ khi ta còn giữ được một hồn yêu như thế, ta mới là sống, còn lại chỉ đơn thuần ta tồn tại mà thôi? Tồn tại thì quan trọng rồi, nhưng sống, với đúng nghĩa của từ này,hẳn mới đích thực xứng đáng với kiếp CON NGƯỜI viết hoa!

Bạn hãy thử đọc bài thơ sau của một tác giả Thụy Sĩ, Ur Oberlin:

Khi em đến
Thành phố anh
Mọi khóa mở
Bật tung mọi cửa.
Mọi tấm gương
Hóa sáng sủa lạ thường…
Trên đồng hồ
Giờ phút tàn tro.

Khi em đến
Sau lưng anh
Bóng anh trên tường
Tan biến…

Và bài thơ này nữa, của một tác giả người Anh, Alfred Atwa Howsman:

Anh trở thành tốt tính
Ngày anh còn yêu em.
Và trong vùng ai nấy
Đều vui mừng ngạc nhiên.

Giờ đây tàn hương lửa,
Tình qua như cơn say,
Ai cũng bảo rằng anh
Lại chứng nào tật ấy…


Yêu là khi mình đè bẹp những cái xấu cố hữu trong mình và chỉ khao khát được bộc lộ những gì tốt nhất, không chỉ với người mình yêu mà với tất cả chúng sinh còn lại. Và tôi thèm được sống lại những cảm xúc cổ điển của tình yêu, như trong thơ của bậc trưởng lão thi ca Nicaragua, Ruben Dario (1867-1916):

Yêu luôn luôn, yêu bằng tất cả mình,
yêu bằng tình yêu, bầu trời, mặt đất,
bằng bóng đêm, bằng ánh ngày ấm áp,
cả tâm hồn, trí óc đều yêu.

Rồi có ngày đường đời khúc khuỷu
kiếp đoạn trường ta sẽ rời tay,
ta yêu cả vực tình yêu vô đáy,
cháy hồng giữa lửa cháy trong ta!…

Yêu là không nói lời ân hận, yêu là không sợ mất mát. Tôi bỗng nhớ tới tình yêu của mình thời trai trẻ và thực sự tiếc rằng mình sẽ không bao giờ sống lại được như những câu thơ mà chính mình đã viết:


Em tình cờ dễ thương
Rơi xuống đời anh
Bỗng thành tia chớp xanh
Bỏng rát
Anh chìm vào tiếng hát
Từ tất cả em dâng

Hà Nội trưa nay nắng chang chang
“Đêm đông” theo em về tê buốt.
Những chú ve mùa hè ngơ ngác
Vội ngừng tiếng giữa vòm cao.

Ta nghĩ ra nhau tự lúc nào
Em qua với ai ai, anh qua cùng ai nữa.
Những hạnh phúc như say, những mảnh đời tan vỡ,
Đã bao giờ ta thấy hết nhau đâu.

Chỉ mơ hồ thấp thoáng cảm về nhau
Tiếng em hát vô hình như hơi thở.
Môi khô khát anh hôn vào không khí
Đã bao giờ chạm tiếng em chăng?

Thì đừng tiếc những năm những tháng
Trái tim mười tám tuổi đã ai hôn,
Thì đừng xót ngày xa đã sống
Một phần nhau ở giữa ai người.

Đừng để đó chỉ là ảo giác,
Tan hát rồi, em lại vẫn em thôi,
Nhưng dù đó có là ảo giác
Anh vẫn yêu em như lần cuối trong đời,

Yêu như lao xuống dòng nước xoáy,
Giữa trời rơi không chịu mở dù.
Anh chỉ lo những chú ve nhỏ bé
Sau em, còn đủ sức hát vô tư


Ta nhớ tình yêu quá, em ơi!…


Nguồn: http://antgct.cand.com.vn